Tuyển sinh ĐH, CĐ 2010 - nhóm ngành cơ khí: Không bao giờ lo thất nghiệp!

Các công việc liên quan đến nhóm ngành cơ khí thường có phần nặng nhọc, song lại mở ra rất nhiều cơ hội trong lựa chọn việc. Đây là nhóm ngành luôn nhận được nhiều đơn đặt hàng nhất trong số ngành nghề tại các trường kỹ thuật. 

Các công việc liên quan đến nhóm ngành cơ khí thường có phần nặng nhọc, song lại mở ra rất nhiều cơ hội trong lựa chọn việc. Đây là nhóm ngành luôn nhận được nhiều đơn đặt hàng nhất trong số ngành nghề tại các trường kỹ thuật.  

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Phương, Trưởng khoa Cơ khí chế tạo máy ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cho biết: “Nơi nào có máy móc, nơi đó cần kỹ sư cơ khí. Trong khoảng 5 năm gần đây, không có kỹ sư cơ khí nào của trường chúng tôi sau khi ra trường mà thất nghiệp!”.  

Theo tiến sĩ Phương, ở hệ ĐH, tùy hướng đào tạo, nhóm ngành cơ khí sẽ gồm nhiều ngành khác nhau, như: Cơ khí chế tạo máy, Cơ điện tử, Công nghệ tự động, Sư phạm Kỹ thuật cơ điện tử, Cơ khí động lực, Công nghệ kỹ thuật ôtô, Kỹ thuật ôtô hàng không - tàu thủy, Cơ khí xây dựng, Công nghệ nhiệt điện lạnh, Thiết kế máy… 

Tiến sĩ Phương phân tích: “Việc nhập máy móc, thiết bị từ nước ngoài của các doanh nghiệp hiện nay thường có nhiều loại chưa phù hợp với con người, điều kiện của Việt Nam. Khi đó, nhất thiết phải có kỹ sư cơ khí chế tạo máy nghiên cứu, cải tiến các thiết bị máy móc khác nhau cho phù hợp thực tế sản xuất”. Vì thế, nhu cầu tuyển dụng kỹ sư cơ khí luôn rất lớn.

Học sinh hệ trung cấp chuyên nghiệp Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng trong giờ thực hành trên thiết bị mới. Ảnh: Anh Dũng
Học sinh hệ trung cấp chuyên nghiệp Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng trong giờ thực hành trên thiết bị mới. Ảnh: Anh Dũng

Lấy một thí dụ khác về ngành công nghệ tự động, chuyên nghiên cứu các vấn đề tự động hóa thiết bị máy móc, tự động hóa dây chuyền sản xuất, tiến sĩ Phương dẫn chứng: “Làm thế nào để máy móc điều khiển tự động hoàn toàn dây chuyền sản xuất, chẳng hạn như mì ăn liền, sữa, hoặc từ thịt chế biến thành xúc xích rồi đóng gói…, là một trong những vấn đề mà các doanh nghiệp rất quan tâm và cũng chính vì vậy, các kỹ sư tự động hóa không bao giờ lo thất nghiệp.  

Trong khi đó, theo tiến sĩ Đỗ Văn Dũng, Phó hiệu trưởng ĐH Sư phạm kỹ thuật TP HCM, trong nhóm ngành cơ khí, thí sinh theo học các ngành cơ điện tử, công nghệ tự động cũng có rất nhiều cơ hội việc làm, khi các ngành này ngày càng có nhiều ứng dụng thực tế vào nhiều lĩnh vực khác như cơ điện tử trong lĩnh vực y khoa, kỹ thuật hình ảnh như siêu âm, chụp cắt lớp hoặc hệ thống điều khiển tự động trong ôtô…

Nếu không có điều kiện theo học chính quy nhóm ngành cơ khí, các thí sinh cũng có thể dễ dàng tìm một khóa học ngắn hạn (từ 6 tháng đến 1 năm) tại các trung tâm dạy nghề quận, huyện, thị xã tại địa phương, hoặc theo học kiểu truyền nghề tại cơ sở gia công sắt, nhôm...

Hiện các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề trong cả nước.đều có bậc học trung cấp nghề nhóm ngành cơ khí hệ chính quy, phổ biến là hai nghề: cắt gọt kim loại (thường gọi là nghề tiện, phay, bào) và nghề hàn (nghề kỹ nghệ sắt).

Còn ở hệ trung cấp chuyên nghiệp, tất cả các trường đều xét tuyển dựa vào học bạ hoặc điểm thi tốt nghiệp THPT, điểm hai môn lớp 12 và  lớp 9, điểm thi đại học, cao đẳng với thời gian đào tạo chung là 2 năm đối với người có bằng tốt nghiệp THPT, 2 năm 3 tháng đối với người chưa đậu tốt nghiệp THPT và 3,5 năm đối với người tốt nghiệp THCS.

Hiện trung cấp cơ khí có các ngành: Cơ khí chế tạo (tiện, phay), Sửa chữa cơ khí, Cơ khí ôtô, Cơ khí nông nghiệp…

 Theo Đất viêt

Đọc thêm