Tuyển sinh THPT đang bị bỏ ngỏ

Những ai quan tâm đến giáo dục hẳn sẽ dễ dàng nhận thấy, mấy năm nay, từ cuối học kỳ 1 và toàn bộ học kỳ 2 của năm học, Bộ GD-ĐT chỉ tập trung bàn về đổi mới thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ...

Những ai quan tâm đến giáo dục hẳn sẽ dễ dàng nhận thấy, mấy năm nay, từ cuối học kỳ 1 và toàn bộ học kỳ 2 của năm học, Bộ GD-ĐT chỉ tập trung bàn về đổi mới thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ...

Ảnh minh họa

Điều này khiến dư luận không khỏi băn khoăn, vì dường như, Bộ chỉ tập trung lo “phần ngọn”, còn “phần gốc” là giáo dục phổ thông, đặc biệt là việc tuyển sinh vào các cấp học thì “bỏ ngỏ” cho các địa phương.

Thực tế cho thấy, chất lượng tuyển sinh vào đại học ngày càng thấp do số lượng tuyển mới tăng quá nhanh. Điển hình là kỳ thi tuyển sinh vào đại học năm 2009, chỉ có 101 THPT đạt điểm trung bình (15 điểm) trở lên, chiếm 4% tổng số trường THPT trong cả nước. Nguyên là do chất lượng tuyển sinh đầu vào THPT thấp, có nơi rất thấp. Ví dụ như tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2009 - 2010 có 14.000 thí sinh thì có tới 2.000 điểm 0; 5.000 thí sinh có điểm từ 0,25 - 2 điểm môn toán (!).

Sau khi có Luật giáo dục 2005 với quy định bỏ kỳ thi tốt nghiệp THCS, nhiều địa phương trong đó có Hà Nội tiến hành thi tuyển vào THPT với 2 môn thi là Văn-Toán và tiến hành xét tuyển căn cứ vào kết quả học lực và hạnh kiểm ở các lớp THCS. Việc tuyển sinh lớp 10 THPT ở Hà Nội mấy năm qua dẫn đến việc “học lệch”, chỉ tập trung vào các môn Văn-Toán. Còn các môn khác như Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa… thường bị coi nhẹ vì đó là môn phụ. Nhiều giáo viên dạy THPT cho rằng, vì các môn ấy không là môn thi tuyển vào lớp 10 nên kiến thức của học sinh bị rỗng, lên cấp 3 rất khó dạy. Việc xét tuyển căn cứ vào kết quả học tập ở THCS cũng dẫn đến việc dạy và học không thực chất. Một tỉ lệ không nhỏ học sinh THCS đạt danh hiệu học sinh tiên tiến, học sinh giỏi được cộng điểm xét tuyển vào THPT nhưng chỉ sau học kỳ 1 của lớp 10 đã tỏ ra đuối sức, thậm chí nếu không cố gắng còn bị lưu ban.

Kết thúc học kỳ 1 năm học 2009-2010, nhiều hiệu trưởng THPT tại TP  HCM đã kiến nghị phải xem xét lại cách đánh giá học lực của học sinh cấp THCS, cũng như phân luồng học sinh ngay từ cuối cấp THCS để tránh tình trạng "ngồi sai lớp" ở cấp 3. Tuy nhiên, không hiểu tại sao Sở GD-ĐT TP HCM lại bỏ qua và tiếp tục chủ trương mở rộng việc xét tuyển vào THPT. Và nếu Bộ GD-ĐT tiếp tục bỏ ngỏ chỉ đạo kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 thì trong vài ba năm tới, không biết chất lượng giáo dục THPT sẽ đi về đâu?.

Theo Đất Việt

Đọc thêm