Va chạm không lớn mà thành án mạng

Thấy anh bị đánh, em trai dùng dao "đáp trả" hai người lạ mặt. Kết cục là một người chết trên đường đi cấp cứu và một người bị thương nặng. Kẻ "thương anh bất chấp pháp luật" Trần Thiện Thanh Phong (SN 20/8/1992, thường trú tại phường 11, quận Bình Thạnh, TP.HCM) vừa bị Tòa Phúc thẩm TANDTC tuyên y án 20 năm tù về tội “Giết người”.

Thấy anh bị đánh, em trai dùng dao "đáp trả" hai người lạ mặt. Kết cục là một người chết trên đường đi cấp cứu và một người bị thương nặng. Kẻ "thương anh bất chấp pháp luật" Trần Thiện Thanh Phong (SN 20/8/1992, thường trú tại phường 11, quận Bình Thạnh, TP.HCM) vừa bị Tòa Phúc thẩm TANDTC tuyên y án 20 năm tù về tội “Giết người”.

Bị cáo Phong trong giờ nghị án tại phòng xử.
Bị cáo Phong trong giờ nghị án tại phòng xử.

Va chạm không lớn, liên lụy nhiều người

Khoảng 18h ngày 5/11/2010, anh Dương Quốc Thắng và chú ruột của mình là Dương Quốc Dũng (SN 1963) ngồi nhậu tại nhà ông Dũng (phường 13, quận Bình Thạnh, TP.HCM). Đến 20h30 cùng ngày, Thắng rời bàn nhậu để đi làm bảo vệ cho Công ty Giao Long.

Khi Thắng điều khiển xe gắn máy đến trước nhà số 24 đường Vạn Kiếp, phường 3, quận Bình Thạnh thì va quẹt với xe máy của anh Trần Thiện Phúc đang điều khiển lưu thông ngược chiều. Vụ va quẹt làm xe của anh Phúc bể vè nhựa trước và cong vành bánh trước, xe của anh Thắng không bị hư hỏng gì.

Anh Thắng biết mình có lỗi nên đồng ý bồi thường cho anh Phúc 300 nghìn đồng. Do không mang theo tiền nên anh Thắng gọi điện thoại cho dì ruột là Dương Thị Lệ Duyên đến giải quyết. Phúc cũng gọi điện thoại về báo tin cho gia đình biết sự việc và gọi cha mẹ đến. Lúc này, Trần Thiện Thanh Phong (em ruột của Phúc) đang ở nhà xem ti vi, hay tin ông anh bị va quẹt xe nên tức tốc phóng xe máy đến hiện trường, còn cha mẹ của Phong đi theo sau.

Khi đến nơi, thấy Thắng và Phúc đang thương lượng tiền bồi thường, Phong đứng nhìn và không nói gì. Thời điểm này, các Cậu, Dì của Thắng là ông Dương Quốc Trung (SN 1970) và bà Dương Thị Lệ Duyên (SN 1971) bế cháu ngoại của ông Dũng (khoảng 3 tuổi) đi cùng xe máy với Trần Thị Hoàng (bạn của Duyên) đến hiện trường.

Sợ anh Thắng muộn giờ làm việc, nên ông Dũng yêu cầu Thắng về trước để đi làm cho kịp giờ, mọi việc cứ để ông giải quyết. Vừa nói ông Dũng vừa lớn tiếng chửi thề và dọa đánh anh Phúc. Thấy vậy, Phong lập tức phóng xe máy về nhà lấy con dao Thái Lan giấu vào trong người rồi trở lại hiện trường.

Đến lúc này, giữa ông Dũng và Phúc bắt đầu xảy ra cự cãi to tiếng với nhau. Ông Dũng dùng nón bảo hiểm tấn công Phúc. Phúc dùng tay chống trả. Thấy thế, Duyên bế cháu nhỏ vào can ngăn, tuy nhiên do Phúc nghĩ Duyên xông vào tấn công mình nên đã dùng tay xô làm Duyên té ngã.

Hoàng thấy vậy, cũng dùng nón bảo hiểm xông vào đánh Phúc. Phúc chống trả và bỏ chạy. Trung và Dũng tiếp tục đuổi theo đánh Phúc. Phong cầm dao đuổi theo và đâm liên tiếp nhiều nhát dao trúng vào lưng của Trung, Trung bỏ chạy thoát thân vào hẻm nhỏ. Sau đó, Phong tiếp tục cầm dao đuổi và đâm liên tiếp nhiều nhát  vào lưng của ông Dũng. Ông Dũng quay người lại định đánh Phong thì liền bị Phong đâm thêm một nhát trúng vào bụng làm ông Dũng ngã gục tại chỗ.

20 năm tù chỉ vì "ăn thua"

Sau khi gây án, Phong lấy xe máy chạy đến đường Hoàng Hoa Thám thì thấy Phúc đang đi bộ về. Phong và Phúc cùng về nhà, trên đường đi Phong kể cho Phúc biết chuyện đã đâm hai người đàn ông, Phúc nghe vậy cũng không nói gì. Khi về đến nhà, Phong đưa con dao cho Phúc cất giữ.

Ông Dũng và Trung được người dân xung quanh đưa đi cấp cứu tại bệnh viện, nhưng do vết thương quá nặng, ông Dũng đã chết trước khi nhập viện. Ngày 6/11/2010, Phong bị Công an quận Bình Thạnh bắt giữ. Tại Cơ quan Điều tra, Phong đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình.

Tại phiên tòa sơ thẩm, Phong khai chỉ dùng dao quơ trúng nạn nhân chứ không đâm. Tuy nhiên, Hội đồng xét xử cho rằng: Bị cáo khai như thế là không thành khẩn, bị cáo đâm chết một người, người còn lại đã chạy thoát, nếu không cũng khó thoát chết. Kết quả giám định kết luận vết dao đâm là nguyên nhân dẫn đến cái chết của nạn nhân, chứ chỉ quơ dao thì nạn nhân không thể chết và vết thương cũng khác...

Nghe thế, bị cáo Phong cúi mặt im lặng. “18 tuổi - bị cáo là người đứng đắn rồi, vậy mà lại muốn “ăn thua” với người khác. Nếu ai cũng “ăn thua” như bị cáo thì xã hội “loạn lên”. Tại phiên xử phúc thẩm, bị cáo Phong lại cho rằng mình phòng vệ. Tòa hỏi, bị cáo đuổi đâm người ta nhiều nhát mà gọi phòng vệ sao?!...

Tại phiên tòa phúc thẩm , đại diện Viện kiểm sát Nhân dân Tối cáo nhận định, việc cấp sơ thẩm quy kết đối với bị cáo Phong là hoàn toàn có căn cứ, mức án 20 năm tù là còn nhẹ, chưa tương xứng với hành vi mà bị cáo gây ra. Đó là chưa nói, bị cáo có nhân thân xấu, vì vậy vị Công tố đề nghị Hội đồng xét xử sửa án sơ thẩm, tuyên bị cáo Phong mức án chung thân về tội “Giết người” mới tương xứng với mức độ và hành vi phạm tội.

Trái lại, Luật sư bào chữa cho bị cáo Phong thì cho rằng, động cơ dẫn đến hành vi phạm tội của Phong là  bị kích động do hành vi trái pháp luật đối với Phong gây ra. Bản thân bị cáo Phong chỉ vì không muốn để bị hại tấn công ông anh của mình nên đã không kiểm soát được mình khi chống trả… Từ đó vị Luật sư đề nghị Hội đồng xét xử bác kháng nghị của Cơ quan Công tố, giữ nguyên án sơ thẩm.

Sau khi nghe đại diện Viện kiểm sát và Luật sư tranh luận, vị Chủ tọa phiên xử nói: Pháp luật đưa ra các quy định để hạn chế, trừng phạt các hành vi phạm tội như bị cáo, nhằm răn đe, giáo dục chung cho toàn xã hội. Hành vi của bị cáo Phong là đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, thể hiện tính côn đồ, hung hăng dùng dao đâm người khác, bất chấp hậu quả xảy ra đối với nạn nhân…

Tuy nhiên, xét thấy nạn nhân cũng có phần lỗi dùng mũ bảo hiểm tấn công anh của bị cáo; bị cáo phạm tội trong trạng thái bị kích động mạnh; bị cáo Phong còn có thể cải tạo được…để có thể trở về với gia đình và xã hội. Từ đó, Hội đồng xét xử chấp nhận đề nghị của Luật sư, bác kháng nghị của Viện kiểm sát, tuyên y án sơ thẩm 20 năm tù đối với bị cáo Phong về tội “Giết người”.

Công Tâm

Đọc thêm