Vaccine cúm A/H1N1 gây ngủ rũ vẫn được khuyên nên dùng

Mấy ngày gần đây, nhiều người dân đang lo lắng về việc loại vaccine Pandemrix phòng cúm A/H1N1 gây chứng ngủ rũ, nhưng ở Việt Nam, Bộ Y tế trấn an người dân: "Người dân không phải lo lắng vì...Việt Nam chưa có vaccine cúm A/H1N1".

Mấy ngày gần đây, nhiều người dân đang lo lắng về việc loại vaccine Pandemrix phòng cúm A/H1N1 gây chứng ngủ rũ, nhưng ở Việt Nam, Bộ Y tế trấn an người dân: "Người dân không phải lo lắng vì...Việt Nam chưa có vaccine cúm A/H1N1".

Cuối ngày 9/2, thông tin tư Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho hay, WHO vẫn khuyên người dân nên dùng loại vaccine này. Bà Alison Brunier, người phát ngôn của Tổ chức này nói: “Cơ quan chịu trách nhiệm cấp giấy phép cho loại vaccine này là Tổ chức Dược phẩm châu Âu đã xem xét tất cả các thông số hiện có và cảm thấy rằng vaccine đó có nhiều lợi ích. Các nước vẫn được khuyến cáo tiêm phòng cho người dân khỏi dịch cúm H1N1 và sử dụng các vaccine có hoá trị 1 trong đó có vaccine Pandemrix nếu không có loại vaccine có hoá trị 3”.

8/2, WHO cho biết, hiện đã có 12 quốc gia báo cáo các trường hợp mắc chứng ngủ rũ liên quan đến việc tiêm vừa vaccine cúm A/H1N1. Cụ thể, trẻ em tiêm vaccine Pandemrix của Hãng GlaxoSmithKline có nguy cơ mắc chứng bệnh ngủ rũ gấp 9 lần so với bình thường. Các trường hợp này thường rơi vào tình trạng ngủ gật và không thể kiểm soát nổi.

Được biết, vaccine Pandemrix được sử dụng rộng rãi tại 47 quốc gia trong mùa cúm 2009-2010.

Trước đó, Việt Nam đã có kế hoạch mua 1 - 5 triệu liều vaccine cúm A/H1N1 và sẽ tiêm cho các đối tượng có nguy cơ cao trước, bao gồm người già, người mắc bệnh mạn tính, trẻ em, phụ nữ mang thai... Tuy nhiên, đến thời điểm này, Việt Nam vẫn nhập vaccine cúm A/H1N1 về. Do đó, theo TS Trần Thanh Dương, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế): "Người dân không cần lo lắng vì vaccine Pandemrix chưa có tại Việt Nam".

Về tình hình cúm A/H1N1, đến ngày 9/2, Cục Y tế Dự phòng - Bộ Y tế cho biết, cúm A/H1N1 đã lan ra 8 tỉnh, thành tính từ đầu năm 2011 đến nay. Cụ thể, Hà Nội 67 ca, TP.HCM 22 ca, Bắc Giang 2 ca, tiếp đến là Long An, Tây Ninh, Đồng Nai, Lạng Sơn và Khánh Hòa.
 

 

 Bộ Y tế nhận định, hầu hết đều là những ca bệnh nhẹ, không phải điều trị dài ngày, hoặc tự khỏi không cần điều trị. Tuy nhiên đã có ca tử vong đầu tiên từ đầu năm đến nay do cúm A/H1N1. Bệnh nhân là nam 52 tuổi, ở thôn Thụy Hà, xã Bắc Hồng, Đông Anh, Hà Nội có tiền sử nghiện rượu, thuốc lá nhiều năm. Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ và Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội đã điều tra dịch tễ, chưa phát hiện yếu tố nguy cơ lây lan rộng.

  Trong khi đó, tại Hongkong, trong 16 ngày qua đã có 9 người tử vong do mắc cúm A/H1N1.

Theo TS Trần Thanh Dương cho biết, trên thế giới, cúm A/H1N1 tiếp tục xuất hiện ở một số nước châu Âu, Bắc Phi và Trung Đông. Ngược lại, số mắc ở Bắc Mỹ (Canada, Mexico và Hoa Kỳ), Bắc Á (Mông Cổ, miền bắc Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) đang có dấu hiệu giảm.

Trong số 4.764 mẫu xét nghiệm dương tính với virus cúm được ghi nhận trong tuần qua, có tới 2.468 là cúm A/H1N1, chiếm tỷ lệ 51,8%.

Theo Bee.net

Đọc thêm