Văn bản bất cập - lỗi ở cán bộ pháp chế

Một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng có quá nhiều văn bản pháp luật ban ra không thực hiện được, chồng chéo, gặp phải sự phản đối của dư luận, là do trình độ, năng lực chuyên mô, kinh nghiệm thực tiễn, kỹ năng trong nghiên cứu, soạn thảo pháp luật của đội ngũ công chức của các bộ, ngành còn nhiều hạn chế, nhất là đội ngũ công chức làm công tác pháp chế.

[links()]Trước tình trạng có quá nhiều văn bản pháp luật ban ra không thực hiện được, chồng chéo, hay gặp phải sự phản đối của dư luận,  một nguyên nhân không kém phần quan trọng được chỉ ra đó là do trình độ, năng lực chuyên mô, kinh nghiệm thực tiễn, kỹ năng trong nghiên cứu, soạn thảo pháp luật của đội ngũ công chức của các bộ, ngành còn nhiều hạn chế, nhất là đội ngũ công chức làm công tác pháp chế.

Hình minh họa
Hình minh họa

Không còn chung chung

Một văn bản quy phạm pháp luật thực sự phù hợp với thực tế, được đại đa số người dân đồng thuận đòi hỏi ngay từ khâu soạn thảo đã phải được làm cẩn trọng, thấu đáo, có lắng nghe ý kiến đa chiều từ các nhà khoa học đến những người thực thi. Văn bản quy định chi tiết có chất lượng không chỉ có tính khả thi cao, dễ áp dụng mà còn dự liệu được những tình huống phát sinh trên thực tế như người ta vẫn nói văn bản có sức sống ổn định, lâu dài mà không phải mới ban hành đã sửa đổi.

Theo đánh giá của Chính phủ, so với những năm trước đây, nhìn chung chất lượng văn bản quy định chi tiết đã dần được nâng cao. Việc xây dựng, ban hành văn bản thực hiện đúng thẩm quyền, tuân thủ đày đủ trình tự, thủ tục và hình thức quy định, bảo đảm tính khả thi, minh bạch, công khai hơn. Đa số văn bản không còn tình trạng quy định chung chung mang tính nguyên tắc khó thực hiện hoặc giao lại cho các Bộ tiếp tục ban hành thông tư. Về kỹ thuật không còn tình trạng chép lại các nội dung của luật, pháp lệnh.

Công tác thẩm định, một trong những khâu quan trọng, mang tính “gác cửa” về pháp lý bảo đảm cho văn bản tính hợp hiến hợp pháp cũng được đặc biệt coi trọng. Công tác thẩm định của Bộ Tư pháp, thẩm tra của Văn phòng Chính phủ đã được tăng cường, chất lượng thẩm định, thẩm tra được nâng lên.

Đối với những dự thảo văn bản có nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực hoặc do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo, việc thâm định đều thực hiện theo cơ chế Hội đồng với sự tham gia của nhiều nhà quản lý, các chuyên gia, các nhà khoa học thuộc nhiều ngành, lĩnh vực có liên quan để đưa ra ý kiến phản biện của tập thể, kiểm tra chặt chẽ, giúp cơ quan soạn thảo chỉnh lý, hoàn thiện bảo đảm chất lượng dự thảo trước khi trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Những năm gần đây, công tác kiểm tra, rà soát và xử lý VBQPPL của Chính phủ cũng như ở từng Bộ, ngành đã được kiện toàn một bước, dần vào nề nếp, trở thành nhiệm vụ thường xuyên và đạt kết quả tích cực. Qua công tác kiểm tra, rà soát, nhìn chung các văn bản quy định chi tiết đều bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất đồng bộ với hệ thống pháp luật. Cơ bản không còn để xảy ra tình trạng, văn bản quy định chi tiết thi hành có nội dung không phù hợp với luật, pháp lệnh.

Coi trọng cán bộ pháp chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, chất lượng nhiều văn bản còn có vấn đề, thậm chí nhiều văn bản bị dư luận xã hội kịch liệt phản ứng có nhiều nguyên nhân, liên quan đến nhiều công đoạn. Tuy nhiên, một nguyên nhân không kém phần quan trọng được chỉ ra đó là do trình độ, năng lực chuyên mô, kinh nghiệm thực tiễn, kỹ năng trong nghiên cứu, soạn thảo pháp luật của đội ngũ công chức của các bộ, ngành còn nhiều hạn chế, nhất là đội ngũ công chức làm công tác pháp chế.

Đến nay, ngoài Bộ Tư pháp, các Bộ, cơ quan ngang Bộ đã thành lập tổ chức pháp chế, trong đó 18/21 Bộ, cơ quan ngang Bộ có Vụ pháp chế; ở các Tổng cục và tương đương, các Cục trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ có tổ chức pháp chế chuyên trách (Vụ, Phòng pháp chế) hoặc giao công tác pháp chế cho văn phòng làm đầu mối thực hiện. Số lượng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác pháp chế ở trung ương có khoảng 500 người, trong đó 480 cán bộ chuyên trách.

Tuy nhiên, với yêu cầu trong giai đoạn hiện nay, đội ngũ này vẫn còn mỏng, chưa đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi tới đây phải tăng cường cả số và chất lượng, đặc biệt phải khắc phục tư duy pháp lý thuần tuý, bắt kịp với sự phát triển kinh tế - xã hội.

Cùng với sự quan tâm của lãnh đạo Bộ, ngành, đề cao vai trò của pháp chế và đầu tư thỏa đáng cho đội ngũ làm công tác này chính là nguồn lực quan trọng để góp phần làm tốt công tác văn bản.

Huy Hoàng

Đọc thêm