Văn bằng, chứng chỉ thuộc văn bản hành chính nào?

Sau khi PLVN đăng bài, nhiều bạn đọc đã có ý kiến xung quanh việc bỏ hay không tiêu ngữ trên văn bằng. Không ít ý kiến cho rằng, văn bằng thay đổi do nhu cầu hội nhập nhưng không nên đánh mất bản sắc dân tộc, dù chỉ là hình thức của văn bằng.

Sau khi PLVN đăng bài, nhiều bạn đọc đã có ý kiến xung quanh việc bỏ hay không tiêu ngữ trên văn bằng. Không ít ý kiến cho rằng, văn bằng thay đổi do nhu cầu hội nhập nhưng không nên đánh mất bản sắc dân tộc, dù chỉ là hình thức của văn bằng.

Căn cứ nào để bãi bỏ?

Giáo sư Văn Như Cương- Hiệu trưởng Trường THPT Dân lập Lương Thế Vinh (Hà Nội) cho biết: Cách đây vài tháng, ông được biết Bộ GD- ĐT đã cho in một loạt phôi bằng Tốt nghiệp Đại học, cao đẳng mà không có dòng chữ “Độc lập- Tự do- Hạnh phúc”. Khi cầm phôi bằng này, ông cứ ngỡ phôi bị lỗi ở khâu đánh máy hay in ấn.

frtgyhuj
 Bộ GD-ĐT lại có ý định bỏ cả hai dòng chữ (Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập- Tự do- Hạnh phúc) trên tất cả các bằng tốt nghiệp, thì căn cứ vào đâu? 

Tuy nhiên, sau đó Bộ GD-ĐT trả lời thẳng là dòng chữ đấy không cần thiết phải có trên phôi bằng. Bộ lý giải thêm, trên các văn bằng của nước Pháp chỉ có dòng chữ “Cộng hòa Pháp”, chứ không có dòng: “Tự do, bình đẳng, bác ái”.

Cũng theo GS. Cương, nếu Dự thảo của Bộ GD-ĐT lại có ý định bỏ cả hai dòng chữ (Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập- Tự do- Hạnh phúc) trên tất cả các bằng tốt nghiệp thì cần phải làm rõ Bộ GD &ĐT căn cứ văn bản pháp luật nào để bỏ? “Phải làm rõ ràng vấn đề này thì mọi người mới thông.

Tôi cho là phải “chiếu” đến tất cả các thể thức văn bản hiện hành. Đã có văn bằng nào mà trên đầu văn bản lại không có hai dòng tiêu đề này chưa? Từ trước tới nay tôi chưa thấy văn bằng nào lại không có hai dòng chữ quen thuộc đó cả”. – Giáo sư Cương đề nghị.

Ông Cương cũng nói tại trường ông, bất cứ một văn bản nào gửi đến Bộ GD-ĐT hay Sở GD-ĐT cũng đều phải có hai dòng tiêu đề trên. Nếu văn bản mà không có hai dòng chữ ấy, thậm chí ngay cả cách viết nếu không đúng cách (thiếu dấu ngạch ngang giữa chữ Độc lập- Tự do- Hạnh phúc) người ta sẽ trả lại ngay.

Thứ hai, nếu như pháp luật cho phép thì cũng cần phải quy định cụ thể: Những văn bản, văn bằng nào thì cần có hai dòng chữ trên, văn bản, văn bằng nào chỉ cần có một dòng (Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) và văn bản nào thì không cần cả hai dòng này.  

Ở góc độ pháp luật, Thạc sỹ Trần Thị Vượng-Giảng viên bộ môn Soạn thảo văn bản (Đại học Luật Hà Nội) cho biết: Cần xem xét tính chất, hình thức của các văn bản liên quan để quyết định có nên bỏ hay không hai dòng tiêu đề này.

Cần phân ra hai loại văn bản khác nhau: Đối với loại văn bản hành chính thông dụng như văn bằng, chứng chỉ, biên lai, giấy mời, tờ trình, hợp đồng…. thì bắt buộc ít nhất phải có dòng tiêu đề thứ nhất (Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam); Đối với loại văn bản cá biệt thì việc trình bày văn bản này phải thực hiện đúng theo quy định Thông tư liên tịch số 55/2005 của Bộ Nội vụ và Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản.

Tại Phần thể thức trình bày văn bản, Thông tư này đã ghi rõ: “Quốc hiệu ghi trên văn văn bao gồm những dòng chữ sau: “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam/ Độc lập- Tự do -Hạnh phúc”.

Dư luận trái chiều

Ông Nguyễn Trọng Tài, Hiệu trưởng Trường cao đẳng Y Nghệ An tỏ ý kiến đồng tình với Bộ GD &ĐT về việc bỏ tiêu ngữ vì ông cho rằng nó không cần thiết vì giáo dục đang trong thời kỳ quốc tế hóa. “Bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng còn được cấp cho người nước ngoài học tập tại Việt Nam. Do đó, mẫu bằng tốt nghiệp đại học, bằng tốt nghiệp cao đẳng được xây dựng trên cơ sở tham khảo bằng tốt nghiệp đại học của một số nước”- Ông Tài nói.   

Còn ông Nguyễn Danh Tú (Vụ Pháp luật, Văn phòng Quốc hội) khẳng định: Không thể bỏ được hai dòng tiêu đề này. Đồng quan điểm, Thạc sỹ Nguyễn Thị Anh Thư - Phó trưởng Bộ môn Luật Dân sự, Đất đai, Quốc tế (Học viện Hành chính Quốc gia) đưa ra hai lý do: Thứ nhất, đây là tiêu ngữ của nước ta tại tất cả các văn bản pháp luật; Thứ hai, đây cũng là quốc hiệu của nước ta từ năm 1945 đến nay. Nếu bỏ hai dòng chữ này thì sẽ không thể hiện tính trang trọng của văn bằng, văn bản.

Ông Nguyễn Khắc Hào, Giám đốc Sở GD &ĐT Hà Tĩnh thẳng thắn: Dòng chữ "Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam / Độc lập - Tự do - Hạnh phúc" trên mỗi văn bằng hay chứng chỉ là thể hiện thể diện quốc gia đối với văn bằng hay chứng chỉ đó được nhà trường hay tổ chức đại diện cho Nhà nước cấp cho những người được đào tạo, tập huấn...ở các loại hình khác nhau và được sử dụng rất rộng rãi từ trước tới nay mà chưa hề gây ra bất cứ phiền phức nào cho người sử dụng.

“Có được dòng chữ quá trang trọng như thế dân tộc ta phải đánh đổi quá nhiều bằng xương, máu để ngày nay chúng ta mới có dòng tiêu ngữ đó để sử dụng. Vậy thì sao lại phải bỏ. Khi xin ý kiến góp ý về dự thảo,  Sở GD &ĐT Hà Tĩnh đã thể hiện quan điểm đó”, ông Hào nói./.

“Đối với loại văn bản hành chính thông dụng như văn bằng, chứng chỉ, biên lai, giấy mời, tờ trình, hợp đồng…. thì bắt buộc ít nhất phải có dòng tiêu đề thứ nhất (Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Đối với loại văn bản cá biệt thì việc trình bày văn bản này phải ghi rõ: “Quốc hiệu ghi trên văn văn bao gồm những dòng chữ sau: “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam/ Độc lập- Tự do -Hạnh phúc”

Nhóm PV

Đọc thêm