Theo Văn bản này, tên mặt hàng là “Ván gỗ cao su ghép” (mục 06PL,TK), đơn vị xuất khẩu/nhập khẩu là Công ty Cổ phần Chế biến gỗ mộc Cát Tường, Tờ khai Hải quan ngày 23/7/2018, đăng ký tại Chi cục Hải quan Biên Hòa, Cục Hải quan tình Đồng Nai.
Theo kết luận của TCHQ tại Thông báo này, tên gọi theo cấu tao, công dụng thì đây là gỗ cao su dạng tấm, đã bào, đã chà nhám, kích cỡ 44x1100x4500 (mm), được ghép ngang từ các thanh đã ghép nối đầu. Tấm chưa sử dụng ngay mà phải qua gia công thêm để làm ván lót sàn, mặt bàn, cầu thang... tùy thuộc mục đích sử dụng. (Theo quy trình sản xuất của Công ty Cổ phần Chế biến gỗ mộc Cát Tường cung cấp bổ sung thì tấm gỗ cao su đã được sản xuất hoàn chỉnh qua 14 công đoạn, có thể sử dụng cho từng mục đích cụ thể) thuộc nhóm 4418 “Đồ mộc dùng trong xây dựng, kể cả tấm gỗ có lõi xốp, tấm lát sàn đã lắp ghép và ván lợp”, phân nhóm “Loại khác”, phân nhóm 4418.99, “Loại khác”. Mã số 4418.99, “... Loại khác” tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
Thông báo này của TCHQ thay thế kết quả phân loại đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu số 4250/TB-TCHQ ngày 24/6/2020.
Như vậy, với việc phân loại lại của Tổng cục Hải quan, ván gỗ cao su ghép đã được áp mã HS 4418 có thuế suất 0%.
Trước đó, như báo PLVN đã phản ảnh, TCHQ đã bất ngờ có Văn bản 4250/TB-TCHQ ngày 24/6/2020 thông báo mặt hàng gỗ ván ghép thanh áp mã HS 4407 với thuế suất 25%.
Thông báo này khiến cho các DN đang sản xuất, xuất khẩu mặt hàng này gặp khó khăn, hàng hóa bị ùn tắc tại nhiều cảng và nhiều DN bị đối tác thương mại phạt chậm giao hàng. Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam đã có nhiều đơn kêu cứu gửi các cơ quan chức năng.
Đính thân Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dụng đã yêu cầu TCHQ thành lập đoàn công tác để xử lý kiến nghị của dooanh nghiệp và ngày 5/8, TCHQ đã có cuộc đối thoài với doanh nghiệp và các bên liên quan tại Cục Hải Quan tỉnh Đồng Nai.