Bia và văn hóa của người Đức
Ngay từ thế kỷ 12, nước Đức đã bắt đầu sản xuất bia. Hồi ấy người ta gọi “bia” là dịch âm từ BIER của tiếng Đức. Đầu tiên người ta gọi bia là rượu vỏ và rượu mạch. Vào thế kỷ XIV, tại Bremen người ta cho xuất khẩu bia sang các nước láng giềng như Hà Lan, Anh, các nước vùng Scandinavia, riêng Hamburg có tới 600 xưởng sản xuất bia và xuất đi các nước xa hơn ở châu Á như Ấn Độ và Trung Quốc. Riêng ở bang Bavaria, Spaten được đánh giá là loại bia đặc biệt có giá trị về chất lượng và độ ngon, quê hương của bia Spaten ở Munich, một nhà máy xuất khẩu bia lớn thứ hai ở bang. Người ta thường nói, đến Munich uống bia Spaten, bạn sẽ quên đi tất cả các loại bia khác ở trên đời. Vì không thứ nào có thể tinh khiết hơn, ngon hơn và mùi vị tự nhiên hơn thế.
Ngày 23/4/1516 được đánh giá là một ngày trọng đại nhất trong lịch sử bia của nước Đức. Vào ngày này, hoàng đế Herzog Wilhelm của bang Bavaria đã cho ra đời luật tinh khiết (Reinheitsgebot), nghiêm cấm mọi hình thức cho hóa chất vào bia, bia nguyên chất chỉ được làm từ nước, ngũ cốc (đại mạch), hoa bia và men. Đây là đạo luật cổ nhất, tốt nhất và mang tính nhân loại cao nhất của lịch sử loài người trong ngành chế biến thực phẩm tính cho đến nay. Luật được thi hành rất nghiêm khắc, vì thế, bia Đức được đánh giá là bia sạch và tinh khiết trên thế giới. Bia Đức được xuất khẩu đi trên toàn thế giới với chất lượng cao, đảm bảo an toàn về sức khỏe cũng như độ vệ sinh thực phẩm với một công nghệ hiện đại nhưng vẫn dựa trên nguyên lý cơ bản và luật tinh khiết một cách nghiêm ngặt.
Sở dĩ bia Đức ngon là do nguyên liệu chủ yếu của bia phong phú, chất lượng tốt. Bang Bayern được mệnh danh là “thánh địa bia” sản xuất nhiều hạt cây hoa bia và đại mạch. Cây hoa bia còn gọi là cây hublông, là nguyên liệu chủ yếu để cất bia. Nó gồm hai loại: loại vị thơm và loại vị đắng. Hầu hết bia được cất trên thế giới đều sử dụng nguyên liệu chủ yếu này.
Theo thống kê, hiện nay diện tích trồng cây hoa bia lên tới hơn 100 ngàn hécta, tổng sản lượng khoảng 700 ngàn tấn. Trong khi sản lượng hoa bia của Cộng hoà liên bang Đức vào khoảng 70 ngàn tấn chiếm khoảng 1/10 tổng sản lượng thế giới. Hoa bia của Đức ngoài cung cấp cho sản xuất bia trong nước, còn phần lớn là để xuất khẩu. Những thế kỷ trước, người Đức đã nghiên cứu trồng cây hoa bia nên sản lượng và chất lượng đều ở vị trí dẫn đầu thế giới. Điều này đã đặt nền móng tốt cho việc cất bia.
Đối với người Đức, bia không chỉ là thức uống lúc rảnh rỗi, lúc trà dư tửu hậu, mà họ còn dùng bia làm nước giải khát trong cuộc sống hàng ngày. Vào những buổi chiều sau giờ tan sở, tại những quán rượu, dễ dàng bắt gặp những công chức nấn ná nơi đây, làm vài vại trước khi về nhà. Một trong những đặc trưng góp phần tạo nên “văn hóa bia” tại Đức là có thể uống đến say và sau đó vẫy taxi về nhà chứ hiếm khi lái xe trong tình trạng thiếu tỉnh táo.
Bia Đức từ lâu đã trở thành một thương hiệu, một “tượng đài của ngành bia thế giới”. Trong chúng ta, ắt hẳn đã có nhiều người từng có dịp thưởng thức thứ bia ấy và bị hương vị của nó mê hoặc. Cả với những người chưa có dịp thưởng thức cũng đã không ít lần tò mò về thứ đồ uống làm say lòng biết bao người mê bia trên toàn thế giới. Và rất nhiều thực khách sành bia có lẽ đã không ít lần mong muốn ngay chính tại quê hương Việt Nam của mình cũng có thể thưởng thức hương vị đặc biệt ấy.
Vốn là một người hay uống bia, cũng chưa dám tự nhận là “sành”, tôi cũng có chung mong muốn như vậy. Nhưng việc đó quả không dễ, để tạo ra hương vị Đức, văn hóa Đức ngay trên đất Việt Nam, việc đầu tiên là đơn vị nấu bia phải tuân thủ theo các nguyên tắc khắt khe của Luật bia tinh dòng năm 1516 cũng như vận dụng tối đa công nghệ nấu bia trứ danh của người Đức là kim chỉ nam trong kỹ thuật nấu bia của mình. Chính những điều đó sẽ đảm bảo các sản phẩm có chất lượng tốt nhất, mang đến cho những người yêu bia, sành bia của Việt Nam một hương vị mê hoặc, đã trở thành thương hiệu trong lòng người tiêu dùng trên toàn cầu – hương vị bia Đức.
Phong vị Đức được khẳng định trên đất Việt
Bài toán về kinh phí, giá thành, cũng đầy liều lĩnh tưởng chừng như không lời giải ấy, cuối cùng cũng có một đơn vị trong nước dám đứng ra giải bài toán đó là Tập đoàn Hương Sen. Chấp nhận thử thách, dám nghĩ, dám làm, chịu đầu tư Hương Sen đã khai sinh thương hiệu bia Đại Việt.
Theo đúng chuẩn của Luật Bia tinh dòng và đảm bảo hương vị trứ danh của bia Đức trong từng sản phẩm của mình. Tập đoàn Hương Sen đã nhập khẩu các nguyên liệu đặc biệt từ Đức. Hai loại đại mạch được dành riêng cho dòng bia Pilsner là Avangard Malt và Weyermann Malt. Nhiều loại hoa bia đã được kết hợp một cách khéo léo và cẩn trọng để tạo ra sản phẩm này. Trong đó, 2 dòng cơ bản quan trọng nhất là hoa bia tạo độ đắng - Extract Hercules và hoa bia tạo hương thơm - Hallertau Perle T45 cùng với dòng men đặc chủng thế hệ thứ 5 có tên là Weihenstephan.
Việc lựa chọn nguyên liệu kỹ càng cộng với toàn bộ ekip sản xuất do các chuyên gia người Đức điều hành đã góp phần quan trọng để tạo ra “gu” bia Đại Việt Pilsner có hương vị đậm, hậu vị sâu - dòng bia đặc biệt nấu theo Luật Bia tinh dòng lâu đời của người Đức với sự đầu tư sản xuất của người Việt, tại Việt Nam.
Góp mặt trong chương trình kỷ niệm 40 năm quan hệ Việt - Đức (1975 – 2015) tổ chức tại Hà Nội tháng 3 vừa qua, Đại Việt Pilsner đã làm hài lòng hầu hết những người thưởng thức. Là một trong những người có mặt hôm đó, bản thân tôi cũng hoàn toàn bị thuyết phục bởi hương vị dịu dàng, thanh khiết và vị thơm vô cùng đặc biệt của dòng bia này không khó để chinh phục cả những người sành bia. Sự hòa quyện tuyệt vời của các nguyên liệu, cộng với bàn tay tài hoa của người nấu đã tạo nên dấu ấn đặc biệt cho sản phẩm. Dư vị khi thưởng thức Đại Việt Pilsner còn lưu lại rất lâu sau khi sử dụng, sự nhẹ nhàng, tinh tế của sản phẩm mang đến trải nghiệm tuyệt vời cho người uống.
Bà Trần Thị Ngọc Bích, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Hương Sen chia sẻ một phần bí quyết để các sản phẩm của mình, đặc biệt là sản phẩm mới ra mắt - Đại Việt Pilsner - chinh phục được người tiêu dùng: đó là sự hòa quyện giữa phần “chất” và phần “khí” của sản phẩm. Hiểu một cách đơn giản, “Chất” là chất lượng, “khí” là khí chất, khí phách. Sản phẩm được xem như con người vậy, ngoài hương vị thơm ngon bắt buộc phải đạt chuẩn thì sản phẩm phải thể hiện được tính cách riêng có. Và tính cách của các dòng bia Đại Việt là sự tự hào của sản phẩm Việt đạt chất lượng quốc tế. Người Việt chúng ta, dù ở trong nước hay nước ngoài đều có một điểm chung là lòng tự tôn và tự hào dân tộc. Đó có thể là lòng yêu nước, hay yêu sản phẩm được sản xuất trên đất nước mình được bạn bè quốc tế công nhận./.