Hôm nay chồng tao trực. Gặp nhau cafe tý nhé, tao đãi. Về sớm lại phải cơm nước, chạm mặt mẹ chồng cau có thì chán lắm.
Hòa điện thoại cho cô bạn thân trước khi tiếp tục ‘alo’ cho bố mẹ chồng, nói dối ‘bận họp đột xuất’.
Dù đã kết hôn được mấy tháng nhưng Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội) vẫn giữ thói quen sinh hoạt như hồi còn con gái, ngại mó tay vào việc nội trợ. Chồng Hòa công tác trong ngành lực lượng vũ trang. Hôm nào chồng làm hành chính, Hòa ngoan ngoãn về nhà đúng giờ. Hôm nào chồng trực đêm, cô cũng tranh thủ kiếm cớ để thư giãn, gặp gỡ bạn bè cho đỡ buồn.
Cảm giác về với bố mẹ chồng, cả buổi chẳng biết nói chuyện gì, làm gì cũng phải khép nép khiến Hòa bí bách. Chưa kể mẹ chồng Hòa vốn cầu kỳ ăn uống. Có lần, hai mẹ con kỳ cạch bày món nọ món kia đến 8h mới có cơm ăn khiến Hòa vừa đói vừa mệt mà không dám than thở.
Dù đã kết hôn được mấy tháng nhưng Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội) vẫn giữ thói quen sinh hoạt như hồi còn con gái, ngại mó tay vào việc nội trợ. Chồng Hòa công tác trong ngành lực lượng vũ trang. Hôm nào chồng làm hành chính, Hòa ngoan ngoãn về nhà đúng giờ. Hôm nào chồng trực đêm, cô cũng tranh thủ kiếm cớ để thư giãn, gặp gỡ bạn bè cho đỡ buồn.
Cảm giác về với bố mẹ chồng, cả buổi chẳng biết nói chuyện gì, làm gì cũng phải khép nép khiến Hòa bí bách. Chưa kể mẹ chồng Hòa vốn cầu kỳ ăn uống. Có lần, hai mẹ con kỳ cạch bày món nọ món kia đến 8h mới có cơm ăn khiến Hòa vừa đói vừa mệt mà không dám than thở.
“Ra ngoài ăn tạm cái gì đó rồi về cũng đến 7-8h tối. Tắm giặt rồi ăn chỗ cơm mẹ chồng phần xong là ngủ ngon lành” – Hòa tâm sự.
|
Cùng chung suy nghĩ với Hòa là Tâm (Thanh Xuân, Hà Nội). Vợ chồng Tâm ở riêng. Cuối tuần vẫn giữ thói quen về thăm bố mẹ, cách đó khoảng 20km. Nhưng nếu tuần nào thấy chồng hẹn nhậu nhẹt với bạn bè, Tâm cũng tìm cách đi chơi, thay vì một mình phóng xe máy (hoặc bắt xe bus) về với bố mẹ chồng như thường lệ. Lúc thì Tâm hẹn ăn uống ở nhà một cô bạn thân, khi thì theo chồng đi chơi, cũng có lúc cô nằm khòe ở nhà đọc sách hoặc lướt mạng cả ngày…
Dù công nhận bố mẹ chồng khá tốt nhưng Tâm vẫn cảm thấy mất tự do nếu phải về quê chồng. Cả tuần làm việc mệt mỏi, chỉ mong đến ngày cuối tuần được nghỉ ngơi mà lại phải về quê chồng ăn uống, bát đũa, dọn dẹp khiến Tâm càng mệt hơn. Vì thế, khi nào chồng rảnh, Tâm mới theo chồng về. Còn không thì thôi. Cũng có khi vài ba tháng trời, Tâm thấy chồng đi miết nhưng cô cũng ngại về quê thăm hỏi bố mẹ chồng dù đường sá rất thuận lợi.
Còn Liên (Cầu Diễn, Hà Nội) lại giải thích cho lý do thỉnh thoảng đi sớm về muộn như sau: “Cũng muốn về sớm cơm nước cho cả nhà nhưng bố chồng lúc nào cũng cáu gắt, lại thêm chê nọ chê kia nên thà đi lòng vòng bên ngoài còn hơn”. Bình thường, chồng Liên hay bênh vợ nên thấy bố mẹ nói gì khó nghe, anh lại đỡ lời ngay. Còn những hôm chồng phải làm đến 9-10h đêm, Liên có cảm giác “thân cô thế cô” nơi nhà chồng.
Dù đang “bầu bí” nhưng Liên chẳng ngại tham gia một khóa học tiếng Trung buổi tối để khỏi về nhà sớm. Chán học, Liên lại đi ăn uống, shopping với cô bạn thân, cô em gái, đồng nghiệp. Còn nếu không rủ được ai thì Liên sẵn sàng đi một mình.
Khuôn thước cho vui chơi
Theo các chuyên gia tâm lý, tâm lý e ngại với nhà chồng vẫn còn khá phổ biến. Bản thân người vợ chỉ quen với con người của chồng và coi chồng là nơi nương tựa và sẻ chia buồn vui. Nếu không có chồng bên cạnh, chị em càng ngại hòa nhập với nhà chồng. Nhiều người chọn cách trốn bằng vui chơi, học hành…
“Chơi” ở phụ nữ đã có gia đình mang nhiều cấp độ. Nếu mải chơi và đó là những hoạt động không lành mạnh như ngoại tình, cờ bạc, nghiện ngập… thì đó là điều đáng lên án. Nếu đó là những cuộc chơi tốn kém và mất nhiều thời gian khiến lơ là việc nhà thì cũng không được khuyến khích. Còn nếu đấy là vui chơi, thư giãn, giữ cho tinh thần thoải mái ở chừng mực nhất định thì nên làm.
Tất nhiên không có thước đo nào là chuẩn cho nhu cầu của mỗi người. Có người thích hướng ngoại nhưng có người lại lấy việc cơm nước, nội trợ làm thú vui. Người chồng tâm lý cũng không lấy đó là điều khó chịu hay phiền lòng. Tuy nhiên, nếu nói dối bố mẹ chồng để đi chơi thì nếu bị phát hiện, các cụ sẽ có ấn tượng không hay về con dâu. Hoặc cứ chờ chồng vắng nhà là mình cũng đi thì vô tình tạo tâm lý bị động, so đo. Người vợ vì thế mà càng thêm khoảnh cách với bố mẹ chồng. Hơn nữa, đàn ông thường có nhiều chuyện phải vắng nhà hơn phụ nữ, vậy nên cố chạy cho bằng chồng thì e có ngày quá sức.
Dù công nhận bố mẹ chồng khá tốt nhưng Tâm vẫn cảm thấy mất tự do nếu phải về quê chồng. Cả tuần làm việc mệt mỏi, chỉ mong đến ngày cuối tuần được nghỉ ngơi mà lại phải về quê chồng ăn uống, bát đũa, dọn dẹp khiến Tâm càng mệt hơn. Vì thế, khi nào chồng rảnh, Tâm mới theo chồng về. Còn không thì thôi. Cũng có khi vài ba tháng trời, Tâm thấy chồng đi miết nhưng cô cũng ngại về quê thăm hỏi bố mẹ chồng dù đường sá rất thuận lợi.
Còn Liên (Cầu Diễn, Hà Nội) lại giải thích cho lý do thỉnh thoảng đi sớm về muộn như sau: “Cũng muốn về sớm cơm nước cho cả nhà nhưng bố chồng lúc nào cũng cáu gắt, lại thêm chê nọ chê kia nên thà đi lòng vòng bên ngoài còn hơn”. Bình thường, chồng Liên hay bênh vợ nên thấy bố mẹ nói gì khó nghe, anh lại đỡ lời ngay. Còn những hôm chồng phải làm đến 9-10h đêm, Liên có cảm giác “thân cô thế cô” nơi nhà chồng.
Dù đang “bầu bí” nhưng Liên chẳng ngại tham gia một khóa học tiếng Trung buổi tối để khỏi về nhà sớm. Chán học, Liên lại đi ăn uống, shopping với cô bạn thân, cô em gái, đồng nghiệp. Còn nếu không rủ được ai thì Liên sẵn sàng đi một mình.
Khuôn thước cho vui chơi
Theo các chuyên gia tâm lý, tâm lý e ngại với nhà chồng vẫn còn khá phổ biến. Bản thân người vợ chỉ quen với con người của chồng và coi chồng là nơi nương tựa và sẻ chia buồn vui. Nếu không có chồng bên cạnh, chị em càng ngại hòa nhập với nhà chồng. Nhiều người chọn cách trốn bằng vui chơi, học hành…
“Chơi” ở phụ nữ đã có gia đình mang nhiều cấp độ. Nếu mải chơi và đó là những hoạt động không lành mạnh như ngoại tình, cờ bạc, nghiện ngập… thì đó là điều đáng lên án. Nếu đó là những cuộc chơi tốn kém và mất nhiều thời gian khiến lơ là việc nhà thì cũng không được khuyến khích. Còn nếu đấy là vui chơi, thư giãn, giữ cho tinh thần thoải mái ở chừng mực nhất định thì nên làm.
Tất nhiên không có thước đo nào là chuẩn cho nhu cầu của mỗi người. Có người thích hướng ngoại nhưng có người lại lấy việc cơm nước, nội trợ làm thú vui. Người chồng tâm lý cũng không lấy đó là điều khó chịu hay phiền lòng. Tuy nhiên, nếu nói dối bố mẹ chồng để đi chơi thì nếu bị phát hiện, các cụ sẽ có ấn tượng không hay về con dâu. Hoặc cứ chờ chồng vắng nhà là mình cũng đi thì vô tình tạo tâm lý bị động, so đo. Người vợ vì thế mà càng thêm khoảnh cách với bố mẹ chồng. Hơn nữa, đàn ông thường có nhiều chuyện phải vắng nhà hơn phụ nữ, vậy nên cố chạy cho bằng chồng thì e có ngày quá sức.
Theo Me&be