Vàng, USD cùng “nóng” sáng đầu tuần

Giá vàng trong nước sáng nay tái lập ngưỡng 30 triệu đồng/lượng sau khi đã điều chỉnh giảm khỏi mốc kỷ lục này vào cuối tuần vừa rồi. Giá USD thị trường tự do cũng nhích lên mức 19.530 đồng sau khoảng nửa tháng án binh bất động ở ngưỡng 19.510 đồng.

Giá vàng trong nước sáng nay tái lập ngưỡng 30 triệu đồng/lượng sau khi đã điều chỉnh giảm khỏi mốc kỷ lục này vào cuối tuần vừa rồi. Giá USD thị trường tự do cũng nhích lên mức 19.530 đồng sau khoảng nửa tháng án binh bất động ở ngưỡng 19.510 đồng. Do tác động từ sự đi lên của giá vàng thế giới, các doanh nghiệp kim hoàn sáng nay đã nâng giá vàng niêm yết lên ngưỡng 29,95 triệu đồng/lượng (mua vào) và 30 triệu đồng/lượng (bán ra). Mức đỉnh lịch sử trên 30 triệu đồng/lượng được thiết lập vào thứ Sáu tuần trước, nhưng ngưỡng giá này sau đó đã nhanh chóng bị mất vào dịp cuối tuần, khi giá vàng thế giới có sự điều chỉnh giảm. So với cuối tuần, giá vàng trong nước hiện đã tăng khoảng 50.000 đồng/lượng. Lúc 11h trưa nay, giá vàng SJC tại Hà Nội do chi nhánh SJC niêm yết là 29,96 triệu đồng/lượng (mua vào) và 30,02 triệu đồng/lượng (bán ra). Cùng thời điểm, giá vàng SBJ tại thị trường Tp.HCM do Sacombank-SBJ công bố là 29,97 triệu đồng/lượng và 30 triệu đồng/lượng. Thị trường vàng vật chất nhìn chung vẫn trầm lắng trong hai ngày cuối tuần và sáng đầu tuần hôm nay. Lực mua vào được giới kinh doanh vàng cho biết là có tăng nhẹ, nhưng chủ yếu là từ những khách mua nhỏ lẻ với mục đích tích trữ. Nguồn cung vàng trong nước được cho là đang hẹp dần.
Nhu cầu đầu tư vào vàng và  nhu cầu  vàng vật chất trên thế giới đang ở thời điểm mạnh, đẩy giá vàng  tăng  cao. Tuần trước, giá vàng đã có 3 ngày lập kỷ lục
Nhu cầu đầu tư vào vàng và nhu cầu vàng vật chất trên thế giới đang ở thời điểm mạnh, đẩy giá vàng tăng cao. Tuần trước, giá vàng đã có 3 ngày lập kỷ lục
Giá USD thị trường tự do cuối buổi sáng nay tại Hà Nội phổ biến ở ngưỡng 19.510 đồng (mua vào) và 19.530 đồng (bán ra), tăng 10 đồng so với thứ Sáu tuần trước. Trước đó, trong vài tuần liên tục, giá USD bán ra trên thị trường tự do giữ ở mức 19.510 đồng. Giá USD tại các ngân hàng thương mại tiếp tục ổn định. Tại Vietcombank, giá niêm yết USD sáng nay tiếp tục duy trì ở mức 19.475 VND/USD (mua vào) và 19.500 VND/USD (bán ra). Tại thị trường châu Á, giá vàng giao ngay sáng đầu tuần tăng trở lại sau khi điều chỉnh giảm không đáng kể trong phiên giao dịch thứ Sáu tại thị trường New York. Lúc 11h25 theo giờ Việt Nam, giá vàng đứng ở mức gần 1.280 USD/oz, tăng xấp xỉ 4 USD/oz so với giá chốt phiên liền trước tại New York. Vàng tăng giá bất chấp thị trường chứng khoán châu Nhật sáng nay lên điểm khá mạnh. Lúc 11h30 giờ Việt Nam, chỉ số Nikkei 225 tăng 1,2%. Các thị trường Hồng Kông và Thượng Hải giảm điểm, nhưng mức giảm là không đáng kể. Nhu cầu đầu tư vào vàng và nhu cầu vàng vật chất trên thế giới đang ở thời điểm mạnh, đẩy giá vàng tăng cao. Tuần trước, giá vàng đã có 3 ngày lập kỷ lục. Bất ổn kinh tế thế giới và rủi ro từ việc nắm giữ các đồng tiền giấy khiến giới đầu tư tăng giữ vàng. Nhu cầu vàng vật chất gia tăng tại các quốc gia tiêu thụ vàng hàng đầu thế giới trong thời gian cuối năm thường lớn hơn trong những mùa còn lại. Theo các chuyên gia phân tích, giá vàng có thể tiếp tục tăng trong tuần này và đạt ngưỡng 1.300 USD/oz nếu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) ra tín hiệu về khả năng sẽ tiếp tục nới lỏng cung tiền. FED sẽ nhóm họp chính sách tiền tệ định kỳ vào ngày 21/9. Ngoài ra, tuần này cũng sẽ là tuần công bố hàng loạt thống kê quan trọng về thị trường nhà đất của Mỹ. Trong cuộc điều tra hàng tuần do hãng tin tài chính Bloomberg thực hiện, có 16/20 chuyên gia được hỏi cho rằng giá vàng sẽ tăng trong tuần tới, 2 người nói giá vàng sẽ giảm và 2 người có quan điểm trung tính. Giá vàng giao ngay thế giới đã tăng liên tục suốt 7 tuần qua. Tỷ giá Euro/USD tại Tokyo sáng nay phổ biến ở ngưỡng dưới 1,31 USD/Euro, chưa có nhiều thay đổi so với cuối tuần trước. Giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 10 giao dịch điện tử tại thị trường New York tăng nhẹ, lên gần mức 74 USD/thùng.
Theo VnEconomy
Kiều Oanh

Đọc thêm