Vào “giường trời” của cave bãi cỏ

Trời nhá nhem tối, khi ánh đèn đường leo lét vàng vọt bắt đầu được bật lên, suốt dọc đoạn đường từ ngã tư Cổ Nhuế đến công viên Hòa Bình, len lỏi giữa dòng người hối hả, “đội quân” cave hết “đát” bắt đầu đi kiếm ăn ở các gốc cây xà cừ bụi bặm trắng xóa.

Trời nhá nhem tối, khi ánh đèn đường leo lét vàng vọt bắt đầu được bật lên, suốt dọc đoạn đường từ ngã tư Cổ Nhuế đến công viên Hòa Bình, len lỏi giữa dòng người hối hả, “đội quân” cave hết “đát” bắt đầu đi kiếm ăn ở các gốc cây xà cừ bụi bặm trắng xóa.

Một đối tượng chờ khách trong bụi cỏ
Một đối tượng chờ khách trong bụi cỏ

Lạ lùng thế giới của các “bà cô” cave

Không như nhiều khu vực khác trên địa bàn thành phố Hà Nội, khu vực đường Phạm Văn Đồng từ lâu đã trở thành cái tên “quen thuộc” cho cánh xe ôm, thợ xây hay những người lao động ngoại tỉnh không có nhiều tiền nhưng muốn “giải quyết” nhu cầu… sinh lý.

Mất nhiều ngày quan sát và thực tế xâm nhập, nhóm phóng viên báo Giáo dục Việt Nam không khỏi bất ngờ vì cách thức hoạt động của đội ngũ cave già cỗi thường xuyên hoạt động trong khu vực rặng cây xà cừ trên đường Phạm Văn Đồng này.

Thông thường, “đội quân” cave này ban ngày vẫn lấp ló đằng sau những căn nhà nhỏ xập xệ ngay sát đoạn ngã tư Cổ Nhuế để tìm khách. Không khó để nhận ra “đội quân” này vì những cô cave già ăn mặc hở hang, nhàu nhĩ ngồi sau những chiếc cửa sắt hoen gỉ với ánh mắt láo liên mời chào khách. Chỉ cần đi xe sát những căn nhà này, lập tức các “bà cô” cave nhao nhao ra chào mời. Tối đến, các “bà cô” cave này lại lục tục kéo nhau ra đứng ở các gốc cây xà cừ đã được “phân chia” địa bàn rõ ràng, không ai phạm của ai.

Ban đầu, khi chúng tôi trong vai những gã thanh niên đi tìm của lạ, điều đáng ngạc nhiên là chúng tôi “không được tiếp”. Thoáng thấy chúng tôi dựng xe cạnh những gốc cây xà cừ, lập tức, những “bà cô” cave kia lủi vào bãi đất trống mất hút.

Sau khi tìm hiểu, chúng tôi đã tìm được cách tiếp cận các “bà cô” cave kia. Trong cái lạnh cắt da, cắt thịt của đêm đông Hà Nội, lần này nhóm phóng viên trong những bộ trang phục “đặc trưng” của cánh thợ xây, người lấm lem vôi vữa đi bộ lững thững đến tìm “hàng”. Lập tức, các “bà cô” cave ở các gốc cây xà cừ xông ra chào mời ngay.

Thì ra, khách của đội quân này cũng phải có “phom” của nó. "Thượng đế" của các “bà cô” cave này hầu hết là dân lao động, nếu ăn mặc như những thanh niên bình thường thì “đội quân” này sẽ mặc định là công an mật phục hoặc bọn choai choai đầu gấu đến giở trò. Đó cũng là lý do mà ngày đầu tiên chúng tôi xuất hiện, các “bà cô” cave kia đã lủi rất nhanh.

Trát thêm ít bùn đất lấm lem vào mặt cho đúng kiểu công nhân vừa đi làm, chúng tôi rét run trong bộ đồ lao động mỏng manh mượn được của những người bạn là dân thợ xây đến tiếp cận các “bà cô” cave đang đứng thành hàng dài vẫy khách.

Vào thời điểm chúng tôi đi “tìm hàng” là 9 giờ tối, đường Phạm Văn Đồng xe tải chạy ầm ầm nhưng vắng bóng người đi lại. Có lẽ vì trời rét và cũng chẳng mấy ai dừng lại để ngắm nghía những “vật thể lạ” đằng sau những gốc cây xà cừ làm gì. Tuy nhiên, theo quan sát của phóng viên, ở gốc cây sát chỗ chúng tôi vừa đi vào, một người đàn ông dựng chiếc xe máy cũ có vẻ như đã thỏa thuận xong giá cả nên tiến thẳng vào bãi cỏ rộng thênh thang. Bóng người đàn ông và một “bà cô” cave biến mất rất nhanh sau những cây cọ mới trồng.

Quay trở lại với “bà cô” cave mà chúng tôi đang tiếp cận. Đằng sau ánh sáng lấp lóe của đèn đường, không khó để nhận ra một gương mặt mà nếu đúng tuổi có lẽ đáng tuổi… mẹ chúng tôi ở nhà. Trên gương mặt trát đầy son phấn rẻ tiền ấy là một điếu thuốc đang ngậm ở miệng. Khói thuốc nhả vòng tròn cộng với mùi nước hoa nồng nặc hăng hắc khiến người nào người nấy trong nhóm chúng tôi không khỏi ngai ngái khó chịu. Cô cave vào thẳng chủ đề. Theo lời của “bà cô” này, nếu chúng tôi thích thì có thể đi nhà nghỉ ở gần đó với giá 200.000 đồng/lần. Nếu “hành sự” ngay ở bãi cỏ đằng sau lưng thì giá sẽ “mềm” hơn vì không mất tiền nhà nghỉ. Giá cho một lần “hành sự” ở bãi cỏ là 150.000 đồng.

Chúng tôi giả ngây giả ngô chê “bẩn” vì ở bãi cát rồi sợ… rắn rết, lập tức “bà cô” cave kia cười sằng sặc “trấn an” rằng, người ta vào đây… suốt, sợ gì rồi vào trong đó thích thì… đứng, không thích thì… nằm, có chiếu thoải mái… đảm bảo “sạch sẽ”.

Giả bộ chê đắt và muốn sang “nhà” bên cạnh để “kiếm hàng” có giá… bèo hơn, chúng tôi nhanh chóng tìm đường đi thật nhanh.

Đi cách xa một đoạn, chúng tôi vẫn nghe thấy tiếng chửi thề lanh lảnh ... vì “chưa mở hàng” đã gặp hai thằng… “hãm” mặc cả chán mà… không đi.

“Giường trời” của cave bãi cỏ

Thoát khỏi “bà cô” cave kia, chúng tôi tiếp tục đi bộ lững thững dọc các gốc cây. Đốm đỏ lập lòe của các điếu thuốc lá giúp chúng tôi dễ dàng nhận ra những gốc cây “có hàng”.

Từ lối rẽ vào công viên Hòa Bình ngay sát gần ngã tư Cổ Nhuế đến cổng chính của công viên Hòa Bình chưa đầy 20 gốc cây nhưng có đến cả tá “bà cô” cave đứng chầu chực ở đó. Mặc cho gió rít ù ù từ khoảng không phía sau lưng lùa lại, các “bà cô” này vẫn đứng đó để vẫy khách.

Thấy chúng tôi đi bộ qua, ở mỗi gốc cây đều phát ra tiếng nói ma mị mời chào. Đi bộ một vòng, chúng tôi quyết định dừng lại ở một gốc cây ở gần cuối mà vừa có một “khách” viếng thăm.

Một khách làng chơi phi ra từ bãi cỏ sau khi hành sự...
Một khách làng chơi phi ra từ bãi cỏ sau khi hành sự...

Lần này, chúng tôi quyết định đi vào tận bên trong bãi đất trống kia để được “mục sở thị” những cái “giường trời” của thế giới cave bãi cỏ.

Đồng ý với giá 150.000 đồng/lần “giải quyết”, chúng tôi được dẫn đi sâu vào tận bên trong bãi đất trống đã được ngăn với con đường vào công viên Hòa Bình bằng một rãnh nước khá sâu. Trên quãng đường đi bộ không dài, văng vẳng quanh chúng tôi là những tiếng rên rỉ khe khẽ đầy ma quái.

Cuối cùng, chúng tôi cũng đã vào đến nơi có “giường trời”. Hóa ra, “giường trời” của những “bà cô” cave chỉ là một cái áo mưa có giá 5 – 10.000 đồng được giấu sẵn trong túi áo trước đó.

Thao tác cực nhanh, “bà cô” cave mà chúng tôi đã thỏa thuận giá cả trước đó yêu cầu “cởi đồ” để hành sự cho nhanh còn… làm ca khác. Lấy lý do vào bãi đất lạnh quá, chúng tôi tìm đường thoái lui. Nhưng lần này do đã vào tới tận nơi có “giường trời” nên dù không làm gì, chúng tôi vẫn phải trả tiền cho “bà cô” cave kia không thiếu một xu. Ban đầu, chúng tôi giả bộ kì kèo trả một nửa tiền nhưng cô cave sẵng giọng tuyên bố sẽ gọi “đàn em” đến ăn thua đủ vì tội… quỵt tiền.

Sau buổi tối hôm ấy, chúng tôi đã mất thêm nhiều ngày nữa mới lân la biết được rằng, ở trong “thiên đường mại dâm bãi cỏ” của những “bà cô” cave hết đát kia cũng có những luật lệ riêng và những mánh mung riêng để “chơi” khách làng chơi…

Theo Phi Long- Trọng Trinh- GDVN

Đọc thêm