Vi khuẩn cũng có thể “đánh hơi”

Các nhà khoa học đã tuyên bố: vi khuẩn có mũi và có khả năng ngửi. Đây được xem là một phát hiện đầy ngạc nhiên về quá trình tiến hóa. Phát hiện này gợi ý rằng cảm giác về mùi vị đã phát triển sớm hơn so với nhận định của con người từ trước đến nay.

Các nhà khoa học đã tuyên bố: vi khuẩn có mũi và có khả năng ngửi. Đây được xem là một phát hiện đầy ngạc nhiên về quá trình tiến hóa. Phát hiện này gợi ý rằng cảm giác về mùi vị đã phát triển sớm hơn so với nhận định của con người từ trước đến nay. Mùi hôi chân, mùi rác thải, mùi hăng của phomat vốn được xem là những loại mùi “tiêu biểu” nhất trên thế giới được tạo ra bởi các loại vi khuẩn. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng các sinh vật đơn bào có “mũi của mình” và do đó, chúng có khả năng ngửi. Những nghiên cứu về hai loài vi khuẩn đất đã chỉ ra rằng cả hai loại này đều có khả năng phát hiện thấy mùi của amoniac trong không khí.
Hình ảnh màng sinh học của vi khuẩn Staphylococcus aureus. (Ảnh: NatGeo)
Hình ảnh màng sinh học của vi khuẩn Staphylococcus aureus. (Ảnh: NatGeo)
 Amoniac được xem là nguồn nitơ đơn giản nhất song lại vô cùng cần thiết để vi khuẩn có thể phát triển”, tác giả Reindert Nijland, Đại học Newcastle, Anh Quốc phát biểu. “Nếu chúng có thể cảm nhận được mùi amoniac và bằng cách nào đó di chuyển về nguồn cung cấp này thì thực sự có lợi cho chúng” Trên thực tế, trong phòng thí nghiệm, khi các loại vi khuẩn tiếp xúc với khí amoniac, các tế bào riêng biệt của từng loại vi khuẩn đã kết hợp với nhau để tạo nên một lớp màng nhầy vi khuẩn (hay còn gọi là màng sinh học). Sự hình thành của lớp màng sinh học dần chậm lại như thể các vi khuẩn đối địch đã có một khoảng cách xa nhau hơn. Đó là phản ứng của việc cố gắng mở rộng lãnh thổ và giành chiến thắng với các đối thủ bên cạnh trong cuộc chiến xâm nhập vào các amoniac. Phát hiện này có nghĩa rằng, các loại vi khuẩn đã sử dụng ít nhất bốn trong năm giác quan. Ngoài việc ngửi, các vi khuẩn còn phản ứng với ánh sáng (nhìn – thị giác), có mối liên hệ vật lý với các cá thể khác (tiếp xúc – xúc giác) và liên hệ trực tiếp bằng hóa chất (vị - vị giác). Nijland và các đồng sự của mình vẫn chưa tìm ra được mũi vi khuẩn. Nhưng ông cho rằng, mũi vi khuẩn có thể sẽ là một phần tử nhạy protein trong tế bào mà bằng cách nào đó sẽ liên kết với các hóa chất trong không khí.
Nấm men cũng có thể ngửi
Nấm men cũng có thể ngửi
Việc tìm ra cách thức “đánh hơi” – ngửi mùi của các loại vi khuẩn sẽ giúp các nhà khoa học trong vấn đề kiểm soát màng sinh học. Nhà nghiên cứu Nijland cho biết, các màng sinh học độc hại là mối nguy hiểm lớn đối với sức khỏe của con người. Màng sinh học sẽ “khuyến khích”, “cổ động” sự nhiễm trùng phát triển nhanh và trở nên “cứng đầu” hơn. Bởi vì, màng sinh học sẽ bảo vệ vi khuẩn khỏi các loại thuốc kháng sinh và thậm chí là các cuộc tấn công từ hệ thống miễn dịch của con người. “Hằng ngày, tại bệnh viện, chúng tôi phải chạm trán với các loại vi khuẩn trên tất cả các ca cấy ghép nhân tạo. Và đó là một vấn đề lớn”. Với ý nghĩa tiến hóa, phát hiện này cũng có nghĩa rằng vi khuẩn có thể là một minh chứng cho cách thức ngửi thấy các sinh vật khác của những sinh vật sống đầu tiên. Trong một thời gian dài, việc ngửi được xem là chỉ có ở các sinh vật phức tạp. Tuy nhiên, trong một vài năm trở lại đây, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nấm men cũng có thể ngửi. Và bây giờ, chúng ta có thể nhận thấy rằng vi khuẩn cũng có khả năng tương tự. Do đó, phát hiện này góp phần khẳng định khả năng ngửi, đánh hơi có thể đã xuất hiện sớm hơn trong quá trình tiến hóa.
Theo VNN

Đọc thêm