Vi khuẩn Helicobacter Pylori giúp ngăn bệnh suyễn

Các nhà khoa học Nhật Bản vừa phát hiện Helicobacter Pylori, một loại vi khuẩn mà nhiều người tin rằng có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày, có thể đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh suyễn cuống phổi.

Các nhà khoa học Nhật Bản vừa phát hiện Helicobacter Pylori, một loại vi khuẩn mà nhiều người tin rằng có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày, có thể đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh suyễn cuống phổi.
Vi khuẩn Helicobacter Pylori đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh suyễn cuống phổi. (Nguồn: Internet)
Vi khuẩn Helicobacter Pylori đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh suyễn cuống phổi. (Nguồn: Internet)
Nhóm nghiên cứu do Giáo sư Michio Shimamura của Trường Đại học Tsukuba đứng đầu đã phát hiện ra rằng chất béo gây xơ cứng động mạch cholesterol do vi khuẩn Helicobacter Pylori tạo ra có thể giúp ngăn ngừa bệnh suyễn cuống phổi ở chuột.

Theo kết quả nghiên cứu, các chú chuột mới sinh được tiêm các chất béo gây xơ cứng động mạch có tên gọi cholesteryl glucoside, ít có khả năng mắc bệnh hen suyễn hơn so với những chú chuột không được tiêm loại chất béo này.

Số lượng tế bào máu trắng bình quân ở các chú chuột được tiêm cholesterol chỉ bằng 1/4 so với số lượng tế bào máu trắng ở các chú chuột không được tiêm.

Giáo sư Shimamura cho biết việc tiêm cholesterol do các vi khuẩn Helicobacter Pylori tạo ra sẽ giúp tăng cường các chức năng của các tế bào sát thủ tự nhiên, những tế bào tạo nên hệ thống miễn dịch.
Theo TTXVN/Vietnam+

Đọc thêm