Vị trí lịch sử

Trong hơn tám thập niên nắm giữ ngọn cờ cách mạng của giai cấp và dân tộc, Đảng Cộng sản Việt Nam đã 11 lần đại hội. Mỗi kỳ đại hội đều mang ý nghĩa khác nhau, đều vô cùng quan trọng đối với vận mệnh của Đảng và của đất nước nhưng trong số ấy có những kỳ đại hội đặc biệt in đậm vào lịch sử hơn các kỳ khác. Tôi cho rằng, Đại hội XI là một trong những kỳ đại hội như thế, nó gần như có thể so sánh với Đại hội VII cách đây tròn 20 năm.
Trong hơn tám thập niên nắm giữ ngọn cờ cách mạng của giai cấp và dân tộc, Đảng Cộng sản Việt Nam đã 11 lần đại hội. Mỗi kỳ đại hội đều mang ý nghĩa khác nhau, đều vô cùng quan trọng đối với vận mệnh của Đảng và của đất nước nhưng trong số ấy có những kỳ đại hội đặc biệt in đậm vào lịch sử hơn các kỳ khác. Tôi cho rằng, Đại hội XI là một trong những kỳ đại hội như thế, nó gần như có thể so sánh với Đại hội VII cách đây tròn 20 năm.

Theo phân kỳ lịch sử, đến nay Đảng đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam trải qua 4 thời kỳ: Đấu tranh giành chính quyền (1930 - 1945); kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ (1945 - 1954); cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975); cả nước quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc (1975 đến nay).

Thời kỳ thứ 4 (1975 đến nay) đã kéo dài 36 năm, trải qua 8 kỳ đại hội. Trong số đó, in đậm dấu ấn nổi bật nhất phải kể đến các Đại hội lần thứ IV, VI, VII và nay có thêm Đại hội XI này. Đại hội IV (tháng 12-1976) diễn ra sau hơn một năm kể từ ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, khởi đầu kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đại hội VI (tháng 6-1986) diễn ra trong bối cảnh cách mạng xã hội chủ nghĩa rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng, đặt ra thử thách lớn lao với sự tồn vong của chế độ và dân tộc. Chính trong bối cảnh đó, Đảng đã sáng suốt đề ra đường lối đổi mới toàn diện, mở ra thời kỳ Đổi mới.

Đại hội VII (tháng 6-1991), trong bối cảnh thế giới “có những thay đổi to lớn, tác động sâu sắc”. Chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ. Cách mạng Việt Nam đứng trước thử thách sống còn. Trong bối cảnh đó, Đại hội VII đã thông qua một văn kiện vô cùng quan trọng: Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, còn gọi là Cương lĩnh 1991. Đây là cương lĩnh thứ 2 của Đảng (sau Cương lĩnh 1930) và đến nay chúng ta đang thực hiện.

Đến đây, chúng ta thử đặt câu hỏi, liệu Đại hội XI đang có là dấu ấn đặc biệt đậm nét trong trong lịch sử hay không? Các nhà viết sử tương lai sẽ nhìn nhận nó như thế nào nếu đem so sánh 7 kỳ đại hội đã diễn ra trước đó trong kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội?

Kỳ đại hội này không có các văn kiện mang tầm cỡ giống Cương lĩnh 1930, đường lối đổi mới năm 1986 hay Cương lĩnh 1991. Điều đó cho thấy, Đại hội XI vẫn chủ yếu mang tính kế thừa và phát huy đường hướng đã vạch ra từ quá trình đấu tranh cách mạng qua các thời kỳ, đặc biệt là thời kỳ Đổi mới. Đại hội XI cũng diễn ra trong bối cảnh thế giới và trong nước không có những sự kiện mang tính chuyển hướng thời đại. Tuy nhiên, sự vận động vô cùng mạnh mẽ đang diễn ra dưới cái bề mặt bình bình của tình hình chính trị và kinh tế thế giới đã đặt Đại hội XI trước sứ mệnh cực kỳ lớn lao.

Trước hết, dòng chảy ấy là sự xác lập những giá trị mới. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã đặt lại câu hỏi xưa cũ, nhưng quyết liệt hơn, Nhà nước là gì trong nền kinh tế thị trường? Phương Tây từ lâu vốn coi, và hơn nữa, phổ biến ra thế giới, rằng Nhà nước đứng ngoài thị trường. Nhưng nay, chính các Nhà nước phương Tây đã rót hàng nghìn tỷ USD để giải cứu nền kinh tế. Và, thật ngẫu nhiên, họ đang thực hành những chính sách được xem là cơ bản của các Nhà nước xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ. Đó là minh chứng sinh động cho sự khủng hoảng lý luận của phương Tây khi phải đối mặt với những giá trị mới, những giá trị mà chưa phải ai cũng dễ dàng giải thích được. Không hề ngẫu nhiên, tại Đại hội XI, Đảng ta đi sâu phân tích một trong những vấn đề hết sức cơ bản kể từ khi kinh tế học ra đời: Sở hữu là gì?

Dòng chảy đó còn là sự trỗi dậy của người láng giềng Trung Quốc. Kể từ 1991, thế giới trở nên đơn cực. Trường thế giới chủ yếu xoay quanh chính sách đối ngoại của Mỹ. 20 năm sau, với thành tựu phi thường về kinh tế, khoa học, quốc phòng, an ninh… Trung Quốc đang dần vươn lên trở thành một đối trọng. Năm 2010, Trung Quốc chính thức trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 hành tinh. Thế giới dường như không đơn cực nữa. Và câu hỏi gấp gáp đặt ra cho mọi chính phủ là liệu người Trung Quốc có thay thế vai trò của người Nga trước đây hay không? Đó là câu hỏi không thể nào né tránh, dù đứng ở bất kỳ vị trí nào.

Và một dòng chảy nữa diễn ra từng phút, từng giây, và càng lúc càng dồn dập hơn: Công nghệ thông tin - đại diện tiêu biểu nhất của kinh tế tri thức. Sự tác động của nó thật khó “quy đổi” hay so sánh. Năm 2010, chỉ với một nhúm người vô danh ở tận ngõ ngách nào đó của thế giới, WikiLeaks đã phơi bày những chi tiết nhỏ nhất được bảo vệ nghiêm ngặt nhất bởi những cơ quan nghiêm mật nhất. Thế giới ảo đã… bước xuống đường và trò chuyện với con người thực! Đó là một vấn đề mà cách mạng xã hội chủ nghĩa không thể bỏ qua. Đảng Cộng sản Việt Nam, với vai trò là đội ngũ tiên phong của cách mạng Việt Nam, phải đối diện với nó.

Có lẽ còn quá sớm để nói rằng Đại hội XI diễn ra tại bước ngoặt của một thời kỳ mới. Thường thì lịch sử phải lùi xa mới thấy rõ. Nhưng chắc chắn rằng, kỳ đại hội này đang đặt ra và giải quyết những vấn đề mang tính thời đại.

NGUYỄN THỊ ANH

Đọc thêm