Trở về
Không mấy người từng nghiện ma túy được như anh Tân ở phường Gia Viên (quận Ngô Quyền). Sau khi rời bỏ được chất nghiện chết người, anh tham gia sinh hoạt câu lạc bộ, viết kịch bản, tham gia nhóm tuyên truyền và giúp vợ bán hàng nước. Cuộc sống sinh hoạt của vợ chồng và các con anh êm đềm trôi qua hằng ngày khiến những người từng nhìn anh bằng ánh mắt khác thay đổi quan điểm. Đã từng có người bảo “thằng này hỏng rồi, dính vào ma túy thì làm sao có thể trở về bình thường được”… Những phán đoán già non của thiên hạ bị xua tan khi anh Tân tự vượt lên chính mình với sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè. Nhưng hơn cả là tham gia hoạt động, có việc làm giúp anh quên đi thời gian nhàn rỗi và đưa anh trở về cuộc sống đời thường nhanh nhất. Gặp anh bây giờ, không ai còn nhận ra Tân “nghiện” ngày xưa. Đó cũng là hiệu quả lớn nhất mà công việc và những hoạt động phong trào mang lại cho cuộc sống của anh.
Còn Việt, một người nghiện bị HIV, cũng từng suy sụp tưởng không còn lối thoát. Nhưng trong những phút tỉnh táo nhìn lại mình, được tổ chức quốc tế giúp đỡ tạo việc làm trong đội tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS, có việc làm, có thu nhập giúp anh trở thành tuyên truyền viên tích cực của tổ chức Tầm nhìn thế giới tại Hải Phòng. Những đồng lương tuy chưa nhiều, nhưng được làm nên từ mồ hôi, nước mắt của mình giúp anh tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống tưởng có lúc đã đi vào địa ngục. Những người như anh Tân, anh Việt trên địa bàn Hải Phòng chưa nhiều, nhưng họ là những ví dụ điển hình của việc trở về với cộng đồng khi có việc làm. Hay nói cách khác, việc làm giúp họ tìm lại được ý nghĩa của cuộc sống.
Bài toán khó
Nói vậy, nhưng việc giải quyết được bài toán khó này vẫn là vấn đề lớn với địa phương và các đơn vị liên quan. Tuy rằng, 10 năm qua, Hải Phòng là địa phương đi đầu trong thực hiện các chương trình tái hòa nhập cộng đồng sau cai nghiện cho những người trót sa chân vào tệ nạn này. Hằng năm, số người nghiện ma túy của thành phố được áp dụng các hình thức cai nghiện tại gia đình, cộng đồng và cai nghiện tập trung tại các trung tâm. Nhưng mỗi năm, số người trở về cộng đồng sau cai từ 1500-1600 người, đặt ra trước việc giải quyết việc làm nhiều vướng mắc chưa thể tháo gỡ.
Cũng có một số doanh nghiệp trên địa bàn dành một số phần việc nhất định để tuyển chọn và sử dụng những người sau cai nghiện như Công ty Cổ phần nhựa thiếu niên Tiền Phong, Công ty TNHH một thành viên Cảng Hải Phòng, Công ty Điện lực, Xí nghiệp đúc Tân Long (trước đây)… Tại các trung tâm luôn có việc làm với thu nhập ổn định giúp các học viên cai nghiện yên tâm học tập và rèn luyện để rời xa ma túy. Sự tạo điều kiện đúng lúc, đúng nơi này giúp những người từng nghiện ma túy giảm bớt mặc cảm và yên tâm lao động .
Tuy vậy, vấn đề việc làm với những người sau cai nghiện vẫn là bài toán hóc búa với những người có trách nhiệm. Theo Tiến sĩ John Eyers, cố vấn về điều trị lạm dụng ma túy của cơ quan phát triển quốc tế Mỹ (USAID) tại Việt
Hơn thế, có việc làm sau cai nghiện, đó là đường về với gia đình và xã hội của họ sẽ ngắn hơn và thân thiện hơn…
Việt Ly