Việt Nam tăng 16 bậc trong bảng chỉ số thịnh vượng

Việt Nam đã có sự tăng hạng vượt bậc trong bảng xếp hạng chỉ số thịnh vượng năm 2010 do Viện nghiên cứu chính sách Legatum có trụ sở tại London (Anh) vừa công bố, từ vị trí 77 của năm 2009 lên thứ hạng 61.

Việt Nam đã có sự tăng hạng vượt bậc trong bảng xếp hạng chỉ số thịnh vượng năm 2010 do Viện nghiên cứu chính sách Legatum có trụ sở tại London (Anh) vừa công bố, từ vị trí 77 của năm 2009 lên thứ hạng 61.

Na Uy đứng đầu bảng xếp hạng thịnh vượng.
Na Uy đứng đầu bảng xếp hạng thịnh vượng.

Chỉ số thịnh vượng (Prosperity Index) năm nay xếp hạng 110 quốc gia, chiếm 90% số thế giới. Mỗi quốc gia được đánh giá theo 89 tiêu chí khác nhau được phân làm 8 lĩnh vực, bao gồm: kinh tế, kinh doanh, quản lý, giáo dục, sức khoẻ, an toàn, tự do cá nhân và vốn xã hội.

“Hầu hết mọi người đều đồng ý rằng “thịnh vượng” không chỉ đơn thuần là về tiền bạc mà còn là chất lượng cuộc sống”, Viện Legatum cho biết.

“Chỉ số này định nghĩa sự thịnh cượng là cả sự giàu có và hạnh phúc, và thấy rằng hầu hết các quốc gia thịnh vượng nhất trên thế giới không nhất thiết phải là những nước có GDP cao, nhưng là những nước có công dân hạnh phúc, khỏe mạnh, và tự do”.

Theo bảng xếp hạng của Legatum, hầu hết các quốc gia thịnh vượng nhất thế giới đều nằm ở vùng Bắc Âu. Na Uy chiếm vị trí số 1 trong bảng xếp hạng, tiếp đến là Đan Mạch và Phần Lan.

Thu nhập bình quân đầu người của Na Uy là 53.000 USD/năm và 95% người Na Uy nói họ cảm thấy được tự do và hài lòng với cuộc sống.

Nước Mỹ, dù bị gánh gặng bởi tỷ lệ thất nghiệp tăng cao và độ phân cực chính trị ngày càng gia tăng, vẫn xếp vị trí thứ 10 trong bảng xếp hạng, vượt xa các nước như Anh (13), Áo (14), Đức (15), Bỉ (16) và Pháp (19).

Năm nay, Trung Quốc đứng vị trí thứ 58 trong bảng xếp hạng, trong khi Brazil xếp hạng 45, Nga ở vị trí 63, còn Ấn Độ là 88.

Tại khu vực châu Á Thái Bình Dương, Singapore là quốc gia đứng cao nhất trong bảng xếp hạng thịnh vượng - vị trí 17, tiếp đến là Nhật Bản (18) và Hồng Kông (20).

Năm 2010, Việt Nam đã có sự thăng hạng đáng kể so với năm 2009, nhảy vọt từ vị trí 77 lên vị trí thứ 61 trong bảng chỉ số thịnh vượng.

Những quốc gia có chỉ số thịnh vượng thấp nhất thế giới chủ yếu nằm ở châu Phi do tỷ lệ nghèo đói cao, bất ổn xã hội và đàn áp chính trị nghiêm trọng.

10 quốc gia có chỉ số thịnh vượng cao nhất thế giới:
1. Na Uy
2. Đan Mạch
3. Phần Lan
4. Australia
5. New Zealand
6. Thuỵ Điển
7. Canada
8. Thuỵ Sĩ
9. Hà Lan
10. Mỹ

10 quốc gia có chỉ số thịnh vượng thấp nhất:

101. Zambia
102. Cameroon
103. Mozambique
104. Kenya 
105. Yemen 
106. Nigeria 
107. Ethiopia
108. Cộng hoà Trung Phi
109. Pakistan
110. Zimbabwe

Theo An Bình (Dantri.vn)

Đọc thêm