Vietnam Airlines đang mất thị phần vì hàng không giá rẻ

Vị thế độc quyền (tự nhiên) của Vietnam Airlines đang dần được phá vỡ trước sự cạnh tranh của các hãng hàng không giá rẻ. Năm 2012, lần đầu tiên VNA không đạt chỉ tiêu tăng trưởng trên thị trường nội địa.

Vị thế độc quyền (tự nhiên) của Vietnam Airlines đang dần được phá vỡ trước sự cạnh tranh của các hãng hàng không giá rẻ. Năm 2012, lần đầu tiên VNA không đạt chỉ tiêu tăng trưởng trên thị trường nội địa.

Vietnam Airlines (VNA)  thừa nhận tình hình cạnh tranh trên thị trường hàng không gia tăng mạnh mẽ. VNA đang mất đáng kể thị phần trên một số đường bay lớn như Hà Nội - Đà Nẵng/TPHCM, Đà Nẵng - TPHCM/Hà Nội và đường bay du lịch đến Nha Trang. Đây là các đường bay tập trung cạnh tranh cao nhất sau khi Air Mekong (AMK) và đặc biệt là VietJet Air (VJA) đi vào khai thác ổn định, bổ sung máy bay để tăng tần suất. Nếu như trước đây, VNA luôn chiếm 80% thị phần nội địa thì hiện nay, thị phần nắm giữ của hãng chỉ còn hơn 50% và có nguy cơ tiếp tục giảm mạnh khi các hãng tư nhân có kế hoạch bổ sung đội máy bay...

VNA đang mất dần thị phần trên thị trường nội địa

Trên thị trường quốc tế VNA cũng phải đối mặt với nhiều đối thủ đổ mạnh tải cạnh tranh khai thác thương quyền 6, đặc biệt là trên các đường bay đi Châu Âu. Tại khu vực Đông Bắc Á cũng xuất hiện hàng loạt các hãng hàng không giá rẻ tham gia cung ứng trên thị trường buộc các hãng hàng không truyền thống phải hạ giá để đối phó. Đồng thời, nhiều hãng cũng mở các đường bay tới các sân bay CXR, DAD khiến cạnh tranh trên thị trường hàng không quốc tế cũng căng thẳng hơn bao giờ hết.

Trong lúc VNA và lãnh đạo ngành hàng không e ngại các hãng hàng không giá rẻ bán vé giá rẻ, đổ tải vào thị trường nội địa dẫn tơi rủi ro lãng phí nguồn lực, vốn đầu tư toàn xã hội thì sự cạnh tranh trên thị trường hàng không lại đang đem lại lợi ích rõ rệt cho người tiêu dùng.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cắt băng khai trương đường bay SG- Phú Quốc của VJA. Năm qua, với chiến lược giá thành hợp lý và đề cao chất lượng phục vụ, VJA đã thành công vượt trội trên thị trường nội địa.

VJA tăng tải liên tục và duy trì mức giá thấp đã thu hút được một lượng khách đáng kể từ đường bộ, đường sắt chuyển sang sử dụng đường hàng không. VNA tung ra chính sách chiết khấu cao cho đại lý tăng được doanh số bán vé trên các đường bay VJA cùng khai thác nên cũng đồng thời liên tục tung ra các đợt khuyến mãi lớn để thu hút khách hàng bình dân.

Cục diện thị trường đang có những thay đổi đáng kể.

Năm 2013 thị trường hàng không nội địa dự kiến tăng trưởng từ 4-5% chủ yếu nhờ các hãng hàng không giá rẻ giảm giá. Trong khi VNA chủ động lùi lịch nhận 03 tàu bay mới và Jetstar giảm số tàu từ 07 xuống 05 thì VJA vẫn công bố sẽ bổ sung thêm từ 2-8 tàu bay mới nhằm tăng tải trên thị trường nội địa và phục vụ việc bay quốc tế mà mở đầu là tuyến TP HCM – Băng Cốc sẽ khai trương đúng ngày mùng 1 tết nguyên đán sắp tới.

Cũng giống như thị trường viễn thông hơn 10 năm về trước, sự cạnh tranh đã tác động tích cực làm giảm dần vị thế độc quyền tự nhiên của các “ông lớn” và chia đều thị phần cho các đơn vị mới có chiến lược kinh doanh hợp lý, vì người tiêu dùng hơn.

Xu thế hàng hóa, dịch vụ càng ngày càng phải rẻ và chất lượng chính là tín hiệu tốt của một thị trường đúng nghĩa.

Anh Phương

Đọc thêm