Trong cuộc sống vợ chồng, hai chữ “di chúc” thường chỉ được nghĩ đến khi cả hai tuổi tác đã về già, muốn để tài sản lại cho con. Thế nhưng, xét ở góc độ pháp luật, đây là quan niệm không chuẩn. Bởi di chúc của hai vợ chồng có thể được lập ngay từ khi còn trẻ, thậm chí còn rất mặn nồng trong giai đoạn hôn nhân. Vì nhiều mục đích khác thay vì chỉ để lại tài sản…
[links()] Trong cuộc sống vợ chồng, hai chữ “di chúc” thường chỉ được nghĩ đến khi cả hai tuổi tác đã về già, muốn để tài sản lại cho con. Thế nhưng, xét ở góc độ pháp luật, đây là quan niệm không chuẩn. Bởi di chúc của hai vợ chồng có thể được lập ngay từ khi còn trẻ, thậm chí còn rất mặn nồng trong giai đoạn hôn nhân. Vì nhiều mục đích khác thay vì chỉ để lại tài sản…
|
hình minh họa |
“Chặn tay” chồng bằng… di chúc
Lấy nhau từ thuở hàn vi, đến nay sau 15 năm chung sống, chị Mai Thị Thúy và anh Nguyễn Văn Linh (Bảo Lộc, Lâm Đồng) đã có của ăn của để nhờ mấy hecta vườn cà phê và hoa hồng. Chị Thúy luôn yên tâm rằng vợ chồng đã có hai mặt con với nhau cộng với tính cách anh chồng không thích ngó ngang ngó dọc, hạnh phúc và tài sản gia đình chị chẳng báo giờ bị đe đọa.
Thế rồi, đánh đùng một cái, anh Linh có nhân tình. Là cô hàng cà phê mà gia đình anh vẫn đổ mối sản phẩm. Biết chuyện, chị Thúy rất buồn nhưng lúc đầu tặc lưỡi tự an ủi: “Thôi thì đàn ông thi thoảng gió trăng cho thỏa chí. Miễn sao không anh hưởng gia đình”, nhưng đến khi thấy của nả nhà mình dần dà đổi vị trí sang chủ nhân mới thì chị không thể bỏ qua, im lặng được nữa. Chị tức tốc điện cho bác ruột - anh trai của cha mình đã mất sớm, vốn là một luật sư có văn phòng ở thành phố Hồ Chí Minh. Được tin cầu cứu của cháu gái, ông bác đã lên Bảo Lộc ngay chuyến xe sớm nhất trong ngày.
Muốn lập di chúc chung vợ chồng phải đồng lòng Thực tiễn hành nghề luật sư cho thấy, việc lập di chúc chung của vợ chồng không những củng cố tình thương yêu và đoàn kết trong gia đình, mà việc qui định về di chúc chung của vợ, chồng là điều đúng pháp luật về quyền định đoạt tài sản chung của vợ chồng tạo ra sự đồng thuận nhất trí cao của đồng sở hữu chung. Khi lập di chúc chung thì điều kiện tiên quyết là hai vợ chồng phải có sự bàn bạc và thống nhất ý chí chung trước khi cùng nhau lập. Tương tự như vậy, việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung của vợ, chồng cũng phải dựa trên nguyên tắc nhất trí tối đa. Nội dung và mục đích của di chúc chung là để định đoạt tài sản chung của vợ, chồng. Tuy nhiên nếu di chúc chung mà định đoạt cả phần tài sản riêng thì tính pháp lý của di chúc cần phải hết sức thận trọng xem xét bởi lẽ “di chúc chung chỉ để định đoạt tài sản chung”. |
“Hai vợ chồng phải lập di chúc chung ngay lập tức!” – ông bác ra lệnh. Chị Thúy nghệt mặt hỏi lại: “Sao kì vậy? Cháu tưởng di chúc chỉ lập lúc về già để gia tài cho con thôi chứ bác”.
“Ấy chính vì suy nghĩ “mù luật” đó mà nhiều cô vợ mất cả chồng, tiền, của vào tay nhân tình đó” – ông bác nói chắc như đinh đóng cột. Theo lời giải thích của ông bác, Điều 663, 664 Bộ luật Dân sự Việt Nam quy định rằng vợ, chồng có thể lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung của mình. Vợ, chồng có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung bất kỳ lúc nào. Khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung thì phải được sự đồng ý của người kia; nếu một người đã chết thì người kia chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình.
“Trường hợp của nhà cháu – ông bác chị Thúy giải thích - cháu có thể thỏa thuận với chồng lập di chúc chung để toàn bộ tài sản cho các con của hai đứa theo nguyện vọng. Khi đã lập di chúc chung, nếu chồng thằng Linh cháu muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc thì bắt buộc phải có sự đồng ý của cháu và ngược lại nếu cháu muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc thì cũng phải có sự đồng ý của thằng Linh. Đây chính là “phao an toàn” pháp luật tạo ra để bảo vệ tài sản cho gia đình, cho con cái, nhằm tránh thất thoát trong những trường hợp một bên vợ hoặc chồng ngoại tình, phá tán tài sản, cháu hiểu chưa?”
“Cháu hiểu rồi ạ, thế có nghĩa chừng nào bọn cháu còn sống thì bản di chúc lập chung này như một sợi dây chi phối và ràng buộc với hai người với nhau. Thế nhưng, lập di chúc khi còn trẻ, còn khỏe, liệu anh Linh chồng cháu có đồng ý không đây?” – chị Thúy lo lắng thái độ của chồng khi biết đến chuyện này…
Di chúc chung vợ chồng được thực hiện khi nào?
Sau một đêm trắng suy nghĩ, bà Đinh Thị Chanh (Phú Thọ) quyết định sáng sau sẽ rủ mấy chị em trong gia đình đến văn phòng luật nhờ tư vấn để quyết định chuyện nhà cho đúng luật, tránh cảnh “nồi da nấu thịt” xung đột giữa anh em ruột thịt chỉ vì tài sản rất đau lòng mà bà từng biết. Bố mẹ bà Chanh sinh được 4 người con, trong đó hai người rất khá giả và hai người sống rất khổ sở - đó là bà Chanh và người em út. Nhà có mảnh đấy hơn 500m2 là tài sản chung của hai bố mẹ bà Chanh.
Thấy hai đứa con sau tuổi đã lớn mà gia đình vẫn đi ăn nhờ ở đậu, bố mẹ bà Chanh và hai người con lớn quyết định mảnh đất đó sẽ chia đôi cho bà Chanh và người con út. Di chúc được lập ra chung giữa bố và mẹ bà Chanh. Khi lập di chúc, bố mẹ bà Chanh hoàn toàn minh mẫn và di chúc được lập bằng văn bản tại UBND xã, có người làm chứng. Sau thời điểm lập di chúc 2 năm thì bố bà Chanh tôi mất. Trong họ có điều tiếng dị nghị là bản di chúc này không hợp pháp nên không có giá trị. Trong khi đó bà Chanh và người em lại muốn mẹ mình thực hiện di chúc để họ có đất dựng nhà an cư.
Trả lời của luật sư cho thấy, di chúc của bố mẹ bà Đinh Thị Chanh được coi là hợp pháp vì đã đáp ứng các quy định tại các Điều 649, 650, 652, 656, 663, 668 của Bộ luật Dân sự. Và do di chúc được bố mẹ bà cùng lập nên được coi là di chúc chung của vợ, chồng theo Điều 663 Bộ luật Dân sự. Di chúc chung của vợ, chồng chỉ có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết theo Điều 688 Bộ luật Dân sự. Do đó, bà Chanh và người em út chưa thể đề nghị mẹ của mình thực hiện di chúc, dù bố bà đã mất.
Tuy không thực hiện được ý định xây nhà, nhưng bà Chanh vẫn thấy trong lòng nhẹ nhõm vì quyết định tìm đến luật sư của mình, để tránh cảnh anh em cùng nhà kiện tụng nhau
Dương Nhi