Chỉ trong sáu tháng đầu năm, nền kinh tế đã tiếp nhận thêm 8,43 tỷ USD vốn FDI đăng ký đầu tư, trong đó vốn thực hiện đạt 5,4 tỷ USD. Tuy có sụt giảm so với cùng kỳ năm 2009 (con số này cùng thời điểm năm ngoái lần lượt là 10,42 và 5,1 tỷ USD) song đây vẫn là mức khá cao. Tuy nhiên, dòng vốn FDI đã được kêu gọi "chảy" vào đúng những "luồng lạch" chúng ta cần chưa lại là câu hỏi khác.
Điểm sáng: Giải ngân tăng
Cụ thể, theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch - Đầu tư), có 438 dự án cấp mới (với số vốn 7,9 tỷ USD), 121 lượt tăng vốn của các dự án khác. Khu vực chế tạo, chế biến... tiếp tục là “điểm đến” được các nhà đầu tư nước ngoài ưu tiên khi thu hút tới hơn 160 dự án, với tổng vốn cấp mới và tăng thêm là 2,87 tỷ USD (chiếm 34% tổng vốn đăng ký đầu tư hai quý đầu năm). Bất động sản vẫn chứng tỏ sức hút với 1,78 tỷ USD vốn (cả cấp mới và tăng thêm), chiếm 21,2% tổng vốn đầu tư đăng ký. Khu vực nông nghiệp và các ngành phụ trợ sản xuất nông nghiệp - trong nhiều năm nay chỉ được tiếp nhận một cách rất hạn hẹp tổng vốn đầu tư toàn xã hội nói chung, vốn FDI nói riêng - vẫn chỉ thu hút được rất khiêm tốn cả số dự án lẫn vốn đầu tư.
Điểm đáng chú ý duy nhất trong thu hút dòng vốn FDI là tiến độ giải ngân đã tăng đáng kể. Tính ra, đã có 5,4 tỷ USD được thực hiện trong sáu tháng trong khi con số này cùng kỳ năm 2009 thấp hơn 5,9%. Nếu tính theo tỷ lệ so với vốn đăng ký thì tốc độ giải ngân vốn FDI sáu tháng đầu năm 2010 là tương đối tốt.
Nơi cần chảy vẫn chưa thông
Theo danh mục dự án quốc gia kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn 2006- 2010 do Chính phủ ban hành, có 109 dự án thuộc ngành Công nghiệp - Xây dựng (70 dự án xây dựng cơ sở hạ tầng); 6 dự án ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản; 48 dự án trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ. Hàng loạt lĩnh vực được ưu tiên như sản xuất máy móc, thiết bị, cụm chi tiết trong các lĩnh vực khai thác dầu khí, mỏ, năng lượng, thiết bị nâng hạ cỡ lớn; sản xuất máy công cụ gia công kim loại, thiết bị luyện kim... Có rất nhiều khu vực đang rất khát cả dự án lẫn vốn như sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu bệnh, thuốc phòng, chữa bệnh cho động vật, thủy sản, thuốc thú y... vốn là các ngành phụ trợ sản xuất nông nghiệp.
Sự yếu kém trầm trọng của các ngành nuôi trồng, chế biến nông - lâm - thủy sản bao gồm đầu tư bảo quản nông sản sau thu hoạch, bảo quản nông, thủy sản và thực phẩm... ảnh hưởng lớn đến việc nâng cao trình độ sản xuất nông nghiệp cũng như cải thiện đời sống lao động khu vực này. Tuy nhiên, khu vực cần khơi thông lại... “khô ráo” khi dòng vốn FDI chỉ đổ vào những lĩnh vực đang sốt như bất động sản (đô thị, nghỉ dưỡng, văn phòng cho thuê...) hoặc các khu vực truyền thống (trong thu hút FDI) như công nghiệp, xây dựng...
Điểm sáng: Giải ngân tăng
Cụ thể, theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch - Đầu tư), có 438 dự án cấp mới (với số vốn 7,9 tỷ USD), 121 lượt tăng vốn của các dự án khác. Khu vực chế tạo, chế biến... tiếp tục là “điểm đến” được các nhà đầu tư nước ngoài ưu tiên khi thu hút tới hơn 160 dự án, với tổng vốn cấp mới và tăng thêm là 2,87 tỷ USD (chiếm 34% tổng vốn đăng ký đầu tư hai quý đầu năm). Bất động sản vẫn chứng tỏ sức hút với 1,78 tỷ USD vốn (cả cấp mới và tăng thêm), chiếm 21,2% tổng vốn đầu tư đăng ký. Khu vực nông nghiệp và các ngành phụ trợ sản xuất nông nghiệp - trong nhiều năm nay chỉ được tiếp nhận một cách rất hạn hẹp tổng vốn đầu tư toàn xã hội nói chung, vốn FDI nói riêng - vẫn chỉ thu hút được rất khiêm tốn cả số dự án lẫn vốn đầu tư.
Điểm đáng chú ý duy nhất trong thu hút dòng vốn FDI là tiến độ giải ngân đã tăng đáng kể. Tính ra, đã có 5,4 tỷ USD được thực hiện trong sáu tháng trong khi con số này cùng kỳ năm 2009 thấp hơn 5,9%. Nếu tính theo tỷ lệ so với vốn đăng ký thì tốc độ giải ngân vốn FDI sáu tháng đầu năm 2010 là tương đối tốt.
Nơi cần chảy vẫn chưa thông
Theo danh mục dự án quốc gia kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn 2006- 2010 do Chính phủ ban hành, có 109 dự án thuộc ngành Công nghiệp - Xây dựng (70 dự án xây dựng cơ sở hạ tầng); 6 dự án ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản; 48 dự án trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ. Hàng loạt lĩnh vực được ưu tiên như sản xuất máy móc, thiết bị, cụm chi tiết trong các lĩnh vực khai thác dầu khí, mỏ, năng lượng, thiết bị nâng hạ cỡ lớn; sản xuất máy công cụ gia công kim loại, thiết bị luyện kim... Có rất nhiều khu vực đang rất khát cả dự án lẫn vốn như sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu bệnh, thuốc phòng, chữa bệnh cho động vật, thủy sản, thuốc thú y... vốn là các ngành phụ trợ sản xuất nông nghiệp.
Sự yếu kém trầm trọng của các ngành nuôi trồng, chế biến nông - lâm - thủy sản bao gồm đầu tư bảo quản nông sản sau thu hoạch, bảo quản nông, thủy sản và thực phẩm... ảnh hưởng lớn đến việc nâng cao trình độ sản xuất nông nghiệp cũng như cải thiện đời sống lao động khu vực này. Tuy nhiên, khu vực cần khơi thông lại... “khô ráo” khi dòng vốn FDI chỉ đổ vào những lĩnh vực đang sốt như bất động sản (đô thị, nghỉ dưỡng, văn phòng cho thuê...) hoặc các khu vực truyền thống (trong thu hút FDI) như công nghiệp, xây dựng...
Lắp ráp hệ thống dây dẫn điện cho xe ô tô tại Công ty TNHH hệ thống dây Sumi-Hanel (liên doanh giữa Công ty Điện tử Hà Nội với Tập đoàn Sumitomo Nhật Bản). Ảnh: Huy Hùng |
Dòng vốn FDI đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế, từ yếu tố vốn, công nghệ, tạo công ăn việc làm, quản trị... đến khả năng tham gia hội nhập. Theo Bộ Kế hoạch - Đầu tư, doanh nghiệp khu vực FDI đang thống lĩnh hoàn toàn các lĩnh vực như sản xuất ô tô, xe máy, nhiều sản phẩm đồ điện gia dụng... Sự thiên lệch trong cơ cấu theo ngành, lĩnh vực của dòng vốn này rất rõ ràng: Tập trung vào lĩnh vực sản xuất, trong đó công nghiệp nặng chiếm vị trí đầu tiên với khoảng 21% tổng vốn đăng ký, tiếp theo là xây dựng, bất động sản... Nông nghiệp, ngư nghiệp và lâm nghiệp chỉ chiếm khoảng 6% tổng số vốn cam kết mặc dù Chính phủ đã trải nhiều loại “thảm đỏ” khi áp dụng nhiều biện pháp khuyến khích, từ ưu đãi đến đặc biệt ưu đãi.
Điều tiết hay tiếp tục ưu đãi Dòng vốn FDI chảy lệch không chỉ theo cơ cấu sản xuất mà còn thể hiện ngay trong ngành. Chẳng hạn, ngành xi măng, sắt thép đang lạm phát dự án. Với hàng loạt dự án quy mô lớn được duyệt thời gian qua, chỉ trong thời gian ngắn nữa, công suất của các nhà máy xi măng, sắt thép sẽ vượt xa nhu cầu tiêu thụ nội địa. Lĩnh vực bất động sản cũng trở nên “nóng” khi các dự án du lịch nghỉ dưỡng mọc lên như nấm sau mưa (trên thực tế, nhiều nhà đầu tư chỉ “xí phần” để đầu cơ đất). Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng “nơi cần không có” (hoặc bội thực). Theo đánh giá chung, các cơ quan chức năng và địa phương vẫn bị động trong lựa chọn dự án FDI. Mặt khác, nhiều lĩnh vực vẫn còn rất nhiều rào cản. Chẳng hạn, lĩnh vực dịch vụ “va” phải hàng loạt quy định hạn chế. Lĩnh vực nông nghiệp lại có nhiều rủi ro, đầu tư lâu, sinh lời ít... Đáp án khơi dòng vốn FDI chảy đúng luồng lạch cần vẫn còn chưa rõ ràng dù danh mục các dự án đặc biệt ưu đãi thu hút đầu tư được ban hành cách đây đã lâu. Vấn đề ở đây là cần có chính sách điều tiết vĩ mô tốt, hay hơn nữa?
Theo Hà Nội Mới