Vụ khủng hoảng con tin: Cảnh sát Philippines thừa nhận sai lầm

Dư luận Hồng Kông tức giận cho rằng, cảnh sát Philippines đã quá thận trọng, thậm chí phản ứng chậm chạp. Ngày 24-8, Trung Quốc yêu cầu Philippines trả lời về vụ thảm sát con tin ở trung tâm Manila một ngày trước đó với 8 du khách Hồng Kông thiệt mạng. Thủ phạm là cựu quan chức cảnh sát Philippines cũng đã bị bắn hạ tại chỗ. Tại hầu hết khắp nơi trên đặc khu Hồng Kông, người dân cũng đưa ra yêu cầu tương tự.

Dư luận Hồng Kông tức giận cho rằng, cảnh sát Philippines đã quá thận trọng, thậm chí phản ứng chậm chạp. Ngày 24-8, Trung Quốc yêu cầu Philippines trả lời về vụ thảm sát con tin ở trung tâm Manila một ngày trước đó với 8 du khách Hồng Kông thiệt mạng. Thủ phạm là cựu quan chức cảnh sát Philippines cũng đã bị bắn hạ tại chỗ. Tại hầu hết khắp nơi trên đặc khu Hồng Kông, người dân cũng đưa ra yêu cầu tương tự.

Các chuyên gia điều tra hiện trường. (Ảnh: AFP)

Các chuyên gia điều tra hiện trường. (Ảnh: AFP)

Hãng AP dẫn lời Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì nói rằng, Chính phủ Bắc Kinh bị sốc và đã gọi điện cho người đồng cấp Philippines Alberto Romulo để bày tỏ sự quan tâm đến vụ việc này. Tuyên bố của ông Dương Khiết Trì đăng tải trên trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho hay, Chính phủ Bắc Kinh yêu cầu Philippines tiến hành điều tra về vụ việc và sớm thông báo những thông tin chi tiết có liên quan. Phát biểu tại cuộc họp báo sáng 24-8, Trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông Donald Tsang cũng thất vọng về cách giải quyết của giới chức Philippines. Chính quyền đặc khu đã tổ chức 2 chuyến bay đưa người thân của các nạn nhân, cùng bác sĩ, nhân viên xã hội và các chuyên gia tâm lý đến thủ đô Manila, đồng thời phản đối mọi chuyến du lịch đến quốc gia Đông Nam Á này.

Trong lúc đó, các bức ảnh về thảm họa tràn ngập trên các trang bìa báo chí Hồng Kông cùng những bài viết đăng tải yêu cầu của lãnh đạo đặc khu đòi các nhà chức trách Philippines có câu trả lời. Tờ The Standard đưa tin: “Hàng trăm công dân Hồng Kông bày tỏ sự hoài nghi và thất vọng trên các diễn đàn và trên mạng Facebook, thậm chí nói rằng cảnh sát đã quá thận trọng, nếu không muốn nói là chậm chạp, khi tấn công vào xe buýt”. Cờ trên các tòa nhà Hồng Kông được treo rủ.

Cảnh sát Philippines vẫn bảo vệ cho hành động của họ nhưng cam kết sẽ xem xét tất cả sự việc dẫn đến cái chết của các con tin. Tuy nhiên, chiều 24-8, cảnh sát đã thừa nhận sai lầm. “Chúng tôi nhận thấy một số thiếu sót rõ ràng trong khả năng và chiến thuật đã sử dụng, và chúng tôi đang tiến hành điều tra”, Tư lệnh cảnh sát Manila Leocadio Santiago phát biểu trên truyền hình địa phương. Ông Santiago cùng Tổng thống Philippines Benigno Aquino III cam kết điều tra mọi phương diện về cuộc khủng hoảng con tin.

Theo AP, Tổng thống Aquino đang đối mặt với khủng hoảng lớn đầu tiên kể từ khi nắm quyền vào tháng 6 vừa qua. Ông Aquino bày tỏ sự không hài lòng với cách giải quyết vụ việc. Nhà lãnh đạo Philippines khẳng định, qua vụ thảm sát này cho thấy cần thiết phải huấn luyện hơn nữa cho lực lượng cảnh sát cũng như trang bị các phương tiện tốt hơn. Một số cảnh sát đặc biệt thiếu trang bị bảo hộ và các thiết bị liên lạc phù hợp. Đội cảnh sát đặc nhiệm cũng không có thang để giúp dễ dàng tấn công vào xe buýt giải cứu con tin.

Sau khi trốn thoát, tài xế xe buýt thông báo với cảnh sát rằng, Mendoza đã bắn vào các du khách. Đến tối 23-8, thủ phạm - cảnh sát bị sa thải Rolando Mendoza, 55 tuổi - bị bắn vào đầu, cảnh sát phun hơi cay vào xe buýt cùng lực lượng đặc nhiệm phá vỡ cửa sổ, cửa trước. Nhiều con tin bị thương và một người đã thiệt mạng tại bệnh viện.

PHÚC NGUYÊN

Đọc thêm