Vụ vỡ nợ tại thị trấn Phùng, lộ diện "nhân vật" là cán bộ Tổng cục an ninh

Liên quan đến vụ vỡ nợ ở thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, Hà Nội, đến nay Cơ quan CSĐT Công an TP.Hà Nội mới khởi tố bị can đối với Tạ Việt Quang về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” còn vợ Quang là Bùi Thị Quyên vẫn vô can. Dư luận đặt ra nhiều nghi vấn, nhất là khi xuất hiện giấy vay nợ có liên quan tới một nhân vật có địa chỉ tại Tổng cục  An ninh

Liên quan đến vụ vỡ nợ của vợ chồng chủ tiệm vàng Quang Quyên (ở thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, Hà Nội), đến nay Cơ quan CSĐT Công an TP.Hà Nội mới khởi tố bị can đối với Tạ Việt Quang về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” còn vợ Quang là Bùi Thị Quyên vẫn vô can. Điều này để lại nhiều câu hỏi trong dư luận.

Dấu hiệu lừa đảo đã rõ nhưng không bị khởi tố

Như Báo Pháp luật Việt Nam đã phản ánh: Ngày 17/8/2011, Bùi Thị Quyên tìm đến gạ gẫm chị Nguyễn Thị Nga (chồng là Nguyễn Tạ Sơn, ở thôn Thanh Mạc, xã Thanh Đa, huyện Phúc Thọ, Hà Nội) mua ô tô Huyndai Santafe để anh Sơn “đi cho oách”.

Tin lời đường mật của Quyên, chị Nga đã giao cho Quyên 600 triệu đồng tiền đặt cọc mua chiếc xe trên. Đến hẹn, Bùi Thị Quyên không làm giấy tờ bàn giao ô tô cho gia đình chị Nga và cũng không trả lại 600 triệu đồng.

Đáng nói, quá trình gạ gẫm chị Nga mua ô tô, Quyên còn hứa sẽ tác động để ngân hàng cho chị Nga “vay tiền già một nửa”. Và sau đó, để củng cố niềm tin cho “con mồi”, Quyên có dẫn hai người đàn ông (trong đó một người xưng tên là Tân) tự giới thiệu là cán bộ ngân hàng đến nhà chị Nga để “nhìn ngó nhà cửa, thẩm định tài sản”.

Trong vụ việc này, dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Bùi Thị Quyên đã rõ. Vì sao Quyên không bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Cơ quan CSĐT Công an TP.Hà Nội mới khởi tố bị can đối với Tạ Việt Quang về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” còn vợ Quang là Bùi Thị Quyên vẫn vô can
Cơ quan CSĐT Công an TP.Hà Nội mới khởi tố bị can đối với Tạ Việt Quang về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” còn vợ Quang là Bùi Thị Quyên vẫn vô can...
Ngoài ra, theo điều tra của phóng viên thì Tạ Việt Quang và Bùi Thị Quyên còn sử dụng tài sản thế chấp là 13 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (“sổ đỏ”) đem đi công chứng rồi vay gần 50 tỷ đồng ở một ngân hàng tại TP.Hà Nội.

Trong đó, có 6 “sổ đỏ” đứng tên Tạ Việt Quang và Bùi Thị Quyên. Đáng chú ý nhất là “sổ đỏ” số AG 631882 của mảnh đất có diện tích 97m2, vào sổ cấp ngày 15/5/2007, có ký hiệu H 00985, do ông Nguyễn Huy Tưởng (nguyên Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng ký), cấp lô đất tại thửa số 505 (tờ bản đồ số 20) thuộc thôn Phượng Trì (thị trấn Phùng), có dấu hiệu là giấy tờ giả.

Về nghi vấn thế chấp “sổ đỏ” giả nêu trên, phóng viên đã có buổi làm việc với UBND thị trấn Phùng. Chủ tịch, Phó Chủ tịch và cán bộ địa chính UBND thị trấn Phùng đã xem kĩ bản đồ địa chính thôn Phượng Trì và khẳng định: “Không có thửa đất nào được ghi như những thông tin ghi trong “sổ đỏ” số AG 631882”. Các cán bộ UBND thị trấn Phùng nhận định: “Có khả năng lô đất AG 631882 này nằm trên thực địa của xã Đan Phượng (huyện Đan Phượng - PV)”.

Nhưng trao đổi với PLVN, ông Nguyễn Văn Xuân - Chủ tịch UBND xã Đan Phượng lại khẳng định: “UBND xã Đan Phượng không làm hồ sơ để Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng cấp “sổ đỏ” này!”.

Sự việc này cho thấy hai điều: Tạ Việt Quang có dấu hiệu phạm tội lừa đảo (chứ không phải lạm dụng tín nhiệm) chiếm đoạt tài sản, và Bùi Thị Quyên có dấu hiệu liên đới.

Cán bộ Cục Bảo vệ An ninh cũng liên quan?

Liên quan đến vụ vỡ nợ gây chấn động dư luận này, vì tin lời Tạ Việt Quang và Bùi Thị Quyên, vợ chồng chị Nguyễn Thị H. và anh Dương Tấn S. (ở xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, Hà Nội) đã gom 5,88 tỷ đồng (từ anh em, bạn bè, xóm giềng) để giao cho Quyên - Quang, mong được hưởng lãi suất 2.500-3.000 đồng/triệu/ngày. Sau đó, vợ chồng Quyên - Quang vỡ nợ khiến anh H., chị S. cũng điêu đứng.

Nhưng nghiêm trọng hơn, theo phản ánh của hai nạn nhân nêu trên thì ngày 18/6/2011, vợ chồng Quyên - Quang còn lừa bán cho họ một miếng đất có diện tích 99,2m2 tại thửa số 386, tờ bản đồ số 05 (địa chỉ tại ngõ 95 phố Thụy Ứng, thị trấn Phùng).

Thế nhưng sau khi nhận 4,3 tỷ đồng, Quyên - Quang đã không bàn giao “sổ đỏ” miếng đất cho vợ chồng chị H. Không những thế, theo vợ chồng chị H., Quang còn mang “sổ đỏ” này đi cầm cố tại Văn phòng Bất động sản D.M (ở thị trấn Phùng, do N.V.M làm Trưởng văn phòng) lấy 2,8 tỷ đồng. Tiếp đó, ngày 20/8/2011, không hiểu lý do gì, “sổ đỏ” này lại được anh B.C.N (ở phố Nguyễn Thái Học, thị trấn Phùng) cầm cố cho một người có tên N.N.M. để vay 2,5 tỷ đồng.

Đáng lưu ý, giấy vay nợ giữa anh B.C.N và ông N.N.M ghi rõ: Ông N.N.M có địa chỉ là “Cục Bảo vệ An ninh”, “Số thẻ: AN 56xx - Ngày cấp: 20/7/2009 - Nơi cấp: Tổng cục An ninh”.

Cũng theo vợ chồng chị H., sau đó dưới sự “môi giới” của Văn phòng Bất động sản D.M., anh chị đã phải bỏ ra 1 tỷ đồng đưa cho anh B.C.N và ông N.N.M để chuộc lại “sổ đỏ”. Giao dịch này diễn ra tại một quán cà phê trên phố Lý Nam Đế (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Nhóm PVĐT

Đọc thêm