“Vườn thú người” ở Ấn Độ

Một video về “vườn thú người” ở Ấn Độ được tung lên mạng Internet làm xôn xao dư luận và khiến các nhóm nhân quyền cũng như các chính trị gia Ấn Độ hết sức phẫn nộ. Trong đoạn video này, một số phụ nữ và bé gái của bộ lạc Jarawa trên một hòn đảo nhỏ đã nhảy trong tư thế bán khỏa thân cho các du khách xem để đổi lấy thức ăn.

Mới đây, một video về “vườn thú người” ở Ấn Độ được tung lên mạng Internet làm xôn xao dư luận và khiến các nhóm nhân quyền cũng như các chính trị gia Ấn Độ hết sức phẫn nộ. Trong đoạn video này, một số phụ nữ và bé gái của bộ lạc Jarawa trên một hòn đảo nhỏ đã nhảy trong tư thế bán khỏa thân cho các du khách xem để đổi lấy thức ăn.

sdtfh
Những hình ảnh trong video “vườn thú người”.

Từ đầu thập kỷ trước, hành động biểu diễn khỏa thân của con người để đổi lấy thức ăn như trường hợp nêu trên được gọi là hành động chỉ có “vườn thú người”. Vụ bê bối được thế giới biết đến khi nhật báo Anh The Guardian phát trên trang web của mình đoạn video của một du khách quay cảnh một số phụ nữ và bé gái của bộ lạc Jarawa trên quần đảo Andaman của Ấn Độ nhảy nhót và nhận được “phần thưởng” từ du khách; còn du khách thì đề nghị: “Hãy nhảy cho tôi xem… nhảy đi nào”. 

Khi sự phẫn nộ gia tăng ở Ấn Độ, Bộ trưởng các vấn đề bộ lạc V.Kishore Chandra Deo thông báo mở một cuộc điều tra và hứa sẽ trừng phạt những người liên quan. Và sau khi đoạn video xuất hiện, người điều hành tour “thú người” đã bị bắt giữ. Luật pháp bảo vệ các bộ lạc của Ấn Độ cấm chụp hình hay tiếp xúc với những người dân bản địa này, chủ yếu là để bảo vệ họ khỏi bị mắc bệnh tật. Vụ bê bối trên cũng làm gia tăng những lời cáo buộc từ tổ chức phi chính phủ Survival International chống lại hàng chục công ty du lịch về việc tổ chức các tour “đi săn” cho du khách phương Tây.

Jarawa là một trong bốn bộ lạc cổ của những người sống trên quần đảo Andaman và Nicobar của Ấn Độ từ hàng nghìn năm nay. Đây cũng là một trong những bộ lạc đầu tiên di cư thành công từ châu Phi sang châu Á. Các thành viên của bộ lạc này thuộc nhóm người “không được tiếp xúc” mà theo Survival International thì đó là những người ít hoặc không hề có sự tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Nhóm người này đặc biệt dễ bị mắc các dịch bệnh.

Họ đã từng bị bệnh sởi tấn công kể từ lần đầu tiên tiếp xúc với các ngôi làng bên ngoài lần đầu tiên năm 1998 khi một con đường xuyên qua rừng và đi qua lãnh địa của người Jarawa được xây dựng. Đến năm 2002, Tòa án tối cao Ấn Độ đã yêu cầu chính quyền các đảo cấm xe cơ giới đi vào con đường này, song con đường vẫn được mở như thách thức quy định cấm tiếp xúc với các bộ lạc tại đây.

Bộ lạc Jarawa hiện đang đứng trước nguy cơ biến mất khỏi thế giới và nay chỉ còn hơn 400 thành viên. Bất chấp nhiều đạo luật đang có hiệu lực ở Ấn Độ bảo vệ các thành viên của bộ lạc, các công ty du lịch Ấn Độ vẫn tổ chức các chuyến “đi săn” trong rừng cho các du khách giàu có hy vọng khám phá cuộc sống của con người nơi đây, báo Guardian đưa tin. 

“Câu chuyện này sặc mù chủ nghĩa thực dân”, Stephen Corry, Giám đốc Survival International – một nhóm vận động hành lang cho quyền của các bộ lạc, tuyên bố trong một bản thông cáo báo chí. “Rất rõ ràng, thái độ của một số người đối với thổ dân vẫn không thay đổi. Người Jarawa không phải là những con ngựa biểu diễn xiếc có thể nhảy trong cuộc trả giá của bất kỳ ai”.

Phúc Lợi (Theo AFP, Guardian, Huffingtonpost)
               



 

Đọc thêm