Xác định rõ nguyên tắc “ Quyền con người, quyền cơ bản của công dân”

Tại TP.HCM, Liên đoàn luật sư Việt Nam vừa tổ chức hội thảo “Một số vấn đề cơ bản trong góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992”, các đại biểu tham dự đã thảo luận, đề xuất quan điểm nội dung, kỹ thuật cần sửa đổi, bổ sung Hiến pháp theo hai chủ đề: “Quyền con người, quyền cơ bản của công dân” và “Nguyên tắc bảo đảm. 

Tại TP.HCM, Liên đoàn luật sư Việt Nam vừa tổ chức hội thảo “Một số vấn đề cơ bản trong góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992”, các đại biểu tham dự đã thảo luận, đề xuất quan điểm nội dung, kỹ thuật cần sửa đổi, bổ sung Hiến pháp theo hai chủ đề: “Quyền con người, quyền cơ bản của công dân” và “Nguyên tắc bảo đảm.  

vv
hội thảo “Một số vấn đề cơ bản trong góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992”
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, Hiến pháp 1992 “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” được quy định tại Chương V đánh dấu một bước phát triển mới về nội dung và hình thức trên cơ sở đổi mới tư duy pháp lý. Trong đó, xác định những quyền và nghĩa vụ cụ thể về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa. Về  pháp lý, những quyền này của công dân là các quyền hiến định. Như vậy, tổng thể các quyền của công dân trong Hiến pháp được hiểu là do Nhà nước quy định. Phạm vi các quyền cơ bản của công dân phụ thuộc vào Hiến pháp, có nghĩa là Hiến pháp không quy định thì công dân không thể có quyền. Điều này được PGS - TS. Nguyễn Như Phát – Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật cho rằng, cách quy định các quyền trong Hiến pháp 1992 vẫn theo tư duy cũ, thể hiện tư tưởng “Nhà nước ban phát quyền” cho dân. Trong khi đó, về bản chất, quyền con người là một thuộc tính tự nhiên, vốn có mà không phải là kết quả của sự ban phát nào.
Để làm rõ mối quan hệ giữa quyền con người và quyền cơ bản của công dân, Luật sư Vũ Bá Thanh – Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết: Đề cao xem xét mở rộng quyền con người, quyền cơ bản của công dân trong Hiến pháp sửa đổi và xác định rõ ghi nhận rõ trong Hiến pháp để Nhà nước hay công chức của Nhà nước thực hiện nhiệm vụ cho thuận lợi và phải ghi đầy đủ, chi tiết về quyền này. Ghi vào thì việc tổ chức thực hiện và việc bảo vệ quyền ấy được thuận lợi và hiệu quả. 
Liên quan đến vấn đề quyền còn người, quyền cơ bản của công dân, nhiều ý  kiến cho rằng; Công dân phải được quyết đoán… những vấn đề quan trọng của đất nước. Cần xác định rõ nguyên tắc trong Hiến pháp những gì pháp luật không cấm thì công dân được làm. Một vấn đề liên quan đến quyền lợi ích cơ bản của công dân, được các đại biểu nêu: Phải thiết lập được cơ chế kiểm soát quyền lực Nhà nước và những người được giao thực hiện quyền lực Nhà nước, có cơ chế xử lý hành vi vi phạm pháp luật, hành vi vi hiến, cơ chế bảo đảm được hưởng quyền cơ bản công dân trọn vẹn và đúng pháp luật...
Ngoài ra, Hiến pháp 1992 còn thiếu vắng nhóm quy định trách nhiệm của Nhà nước về cơ chế bảo đảm thực thi các quyền con người, quyền nghĩa vụ cơ bản công dân; cần có những quy định rõ ràng, không bỏ lửng, không mập mờ. Cạnh đó, nhiều đại biểu tán thành  với ý kiến của PGS-TS. Nguyễn Như Phát nên cơ cấu lại toàn bộ Chương V (Hiến pháp 1992) và đặt vào vị trí Chương II của Hiến pháp sửa đổi.  
Quyền tự bào chữa và nhờ người khác bào chữa (gọi chung là “quyền bào chữa”) là một trong những quyền và tự do cơ bản của công dân, đã được quy định rõ ràng trong Hiến pháp. Đặc biệt, Nhà nước cũng đã quan tâm đến việc bảo đảm quyền của những người bị tình nghi phạm tội, trong đó quyền tự bào chữa và nhờ người khác bào chữa được coi là một trong những quyền Hiến định. Tuy nhiên, có một điều chưa được lý giải thấu đáo ở chỗ, vì sao điều khoản quy định về quyền tự bào chữa và nhờ người khác bào chữa trong các bản Hiến pháp “không được quy định tại chương về các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, mà được đặt ở vị trí trong chương về tổ chức bộ máy của Tòa án?”.
Theo quan điểm của TS.Luật sư Phan Trung Hoài – UVBTV, Chủ nhiệm Uỷ ban Bảo vệ quyền lợi luật sư: Trong quá trình nghiên cứu và sửa đổi Hiến pháp 1992 sắp tới, xuất phát từ nhận thức tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo đảm quyền bào chữa được coi như thành trì cần thiết bảo đảm thực hiện các quyền và tự do cơ bản khác; cần điều chỉnh vị trí điều luật quy định về quyền tự bào chữa và nhờ người khác bào chữa, cùng với chế định luật sư từ chương về tổ chức Tòa án sang chương quy định về các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; thoát ly khỏi quan niệm coi hoạt động luật sư chỉ trong phạm vi bổ trợ tư pháp. Việc mở rộng quyền Hiến định này phù hợp với bản chất, phạm vi hoạt động nghề nghiệp và chức năng xã hội của Luật sư ở nước ta hiện nay – Luật sư Hoài nói. 
Đặng Chung

Đọc thêm