Liên tục trong thời gian vừa qua, các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin hàng loạt vụ việc đau lòng về hành hạ, xâm hại tình dục trẻ em trên cả nước. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với TS Nguyễn Hải Hữu, Cục trưởng Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em, Bộ Lao động TB&XH.
Xin ông cho biết về tình trạng hành hạ, lạm dụng, xâm hại tình dục trẻ em ở nước ta hiện nay?
Tình trạng hành hạ, xâm hại tình dục trẻ em ở nước ta đang ở mức báo động và ngày càng trở nên phức tạp. Trung bình một năm trên toàn quốc xảy ra trên 100 vụ giết trẻ em, 800 vụ xâm hại tình dục trẻ em, 50 vụ bắt cóc chiếm đoạt, mua bán trẻ em.
Xin ông cho biết về tình trạng hành hạ, lạm dụng, xâm hại tình dục trẻ em ở nước ta hiện nay?
Tình trạng hành hạ, xâm hại tình dục trẻ em ở nước ta đang ở mức báo động và ngày càng trở nên phức tạp. Trung bình một năm trên toàn quốc xảy ra trên 100 vụ giết trẻ em, 800 vụ xâm hại tình dục trẻ em, 50 vụ bắt cóc chiếm đoạt, mua bán trẻ em.
|
Ông Nguyễn Hữu Hải |
Tình trạng trẻ em đang bị bạo hành gia đình thời gian qua đã trở thành mối quan tâm sâu sắc của toàn xã hội. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2010, toàn quốc phát hiện 30 vụ giết trẻ em, 255 vụ trẻ em bị hiếp dâm, giao cấu với trẻ em 146 vụ, 59 vụ cố ý gây thương tích trẻ em… Số trẻ em bị xâm hại tình dục có xu hướng tăng. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2010 đã phát hiện 704 vụ, theo dự báo, năm nay, con số này sẽ là 900 em. Trên thực tế, con số này cao hơn nhiều lần. Đáng lo ngại nhất là tỷ lệ các cháu bị xâm hại tình dục có độ tuổi ngày càng thấp. Số trẻ em bị xâm hại tình dục chủ yếu là bị hiếp dâm (chiếm 65,9%). - Ông có thể nói rõ hơn về thực trạng này? Số trẻ em bị xâm hại tình dục nhiều nhất là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long rồi đến Đông Nam bộ. Địa phương để xảy ra nhiều trẻ em bị xâm hại tình dục là Hà Nội, Quảng Ninh, Gia Lai, Đắc Lắc, Đồng Nai, Tây Ninh, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang. Bộ Lao động TB&XH đã tiến hành khảo sát nạn trẻ em bị xâm hại tình dục tại 13 tỉnh tại đồng bằng sông Cửu Long từ năm 2009 đến tháng 6/2010. Kết quả cho thấy, trẻ dưới 6 tuổi chiếm 13,5% tổng số trẻ bị xâm hại tình dục, trẻ từ 6 tuổi đến dưới 13 tuổi chiếm 37,2%. Số trẻ em bị xâm hại tình dục nhiều lần chiếm 28,2% và số trẻ em bỏ học, sống lang thang bị xâm hại tình dục chiếm 11,6%. - Thời gian vừa qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng thông tin đăng thông tin về hàng loạt vụ xâm hại tình dục trẻ em đặc biệt nghiêm trọng. Là nhà quản lý chuyên môn, ông có ý kiến gì? Việc xâm hại tình dục trẻ em ngày càng có tính chất phức tạp hơn, số trẻ em bị xâm hại phần lớn là những người gần gũi với nạn nhân (chiếm 56,1%). Gần đây đã xuất hiện nhiều hình thức tội phạm xâm hại tình dục trẻ em nam. Đối tượng xâm hại tình dục trẻ em không chỉ là người Việt Nam mà đã xuất hiện đối tượng phạm tội là người nước ngoài như Mỹ, Anh, Malaysia… Họ thường lợi dụng việc đi du lịch đến Việt Nam tìm trẻ em để quan hệ tình dục. Tính chất của một số vụ xâm hại tình dục trẻ em có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, như tình trạng loạn luân (bố đẻ xâm hại tình dục với con gái chiếm 0,6%, bố dượng xâm hại tình dục với con riêng của vợ chiếm 1%). Mặc dù vụ việc loạn luân chiếm tỷ lệ rất thấp, nhưng gây ảnh hưởng rất lớn tới truyền thống đạo đức gia đình và an toàn xã hội. Nó đã gióng lên hồi chuông báo động về sự suy đồi đạo đức, là nỗi kinh hoàng và gây bức xúc mạnh mẽ trong dư luận xã hội như: bố đẻ hiếp dâm con gái nhiều lần dẫn đến mang thai, bác ruột hiếp dâm cháu gái, mẹ đẻ giữ chân con gái ruột để bố dượng thực hiện hành vi hiếp dâm (An Giang), ông ngoại hiếp dâm cháu gái (Cà Mau), hay gần đây nhất là vụ bác họ hiếp cháu gái 14 tuổi khiến nạn nhân chết ngay trong nhà nghỉ (Hà Nội)…- Ông có đánh giá thế nào về sự tổn thương đối với những trẻ em bị xâm hại tình dục? Xâm hại tình dục trẻ em có tác động rất lớn, nó làm ảnh hưởng không nhỏ tới cả thể xác lần tinh thần, nhưng tôi phải khẳng định rằng cái ảnh hưởng về mặt tâm lý là lớn hơn nhiều lần. Khi bị cưỡng bức, hiếp dâm, các cháu nhỏ thường bị dẫn đến tình trạng tinh thần, tâm lý hoảng loạn. Thậm chí, sự hoảng loạn về tinh thần dẫn đến loạn nhịp tim, các mạch máu căng nhanh thậm chí nghẽn và dẫn đến tử vong. Trường hợp cháu gái chết trong nhà nghỉ ở quận Long Biên vừa rồi là điển hình. Tâm lý, tinh thần các em thường bị khủng hoảng trầm trọng, kéo dài; thậm chí những em từng bị xâm hại tình dục nếu không được sống trong môi trường được giáo dục tốt, không được động viên, chăm sóc tốt sẽ rất đáng ngại. Không ít trường hợp các em mang tâm lý thù hận đối với xã hội và quay trở lại trả thù xã hội. - Dẫn đến thực trạng này, phải chăng vai trò chăm sóc và giáo dục của gia đình cũng như môi trường xã hội còn hạn chế? Vai trò bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của gia đình, cộng đồng chưa được coi trọng. Kiến thức và kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của cha mẹ, người chăm sóc trẻ chưa đầy đủ dẫn đến năng lực bảo vệ trẻ em của gia đình, cộng đồng còn hạn chế. Trẻ em dễ trở thành nạn nhân của xâm hại tình dục. Bên cạnh đó, sự thiếu hiểu biết về pháp luật, lối sống ích kỷ, thiếu trách nhiệm của một số gia đình đã tạo ra sự mất an toàn cho trẻ ngay trong chính gia đình của mình. Về mặt xã hội, các loại hình dịch vụ chăm sóc trẻ em hiện nay còn rất thiếu thốn, sân chơi cho trẻ rất hạn chế. Việc quản lý về văn hóa thông tin còn bất cập trước sự xuất hiện của hàng loạt các loại hình văn hóa phẩm không lành mạnh, phim ảnh ngoài luồng có tính chất bạo lực, khiêu dâm… Đặc biệt là lối sống của lớp trẻ đang bị ảnh hưởng rất lớn từ các hiện tượng tiêu cực ngoài xã hội. Bên cạnh đó, hệ thống bảo vệ trẻ em ở nước ta vẫn chưa được như các nước khác trên thế giới. Các biện pháp phòng ngừa, phát hiện sớm, can thiệp kịp thời để giảm thiểu hoặc loại bỏ các nguy cơ cho trẻ bị xâm hại tình dục còn chưa hiệu quả, thậm chí dường như là không có. Từ trước tới nay, ta chỉ chú tâm tới “hậu” sự việc. - Xin cảm ơn ông!
Theo Nam Phong
VTC news
VTC news