Ông Đức cho biết: "Hiện nay, ở Việt Nam đã có một số báo cáo về BĐKH do các cơ quan Chính phủ như Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ NN&PTNT, Bộ Khoa học và Công nghệ và một số tổ chức quốc tế như UNDP thực hiện. Đây là những báo cáo có giá trị tham khảo cao, với số liệu được cập nhật chi tiết và có hệ thống. Tuy nhiên, các báo cáo này đều có khuynh hướng bao quát những vấn đề lớn của môi trường và khí hậu, phương pháp tiếp cận từ trên xuống, chưa có sự tham gia rộng rãi của các tổ chức nghiên cứu độc lập, các tổ chức xã hội dân sự và cộng đồng nên chưa phản ánh đầy đủ quan điểm của các bên liên quan đang trực tiếp tham gia vào nỗ lực ứng phó với BĐKH tại Việt Nam".
Vậy thưa ông, báo cáo BĐKH mà AMDI tham gia lần này với tư cách đơn vị điều phối và thực hiện sẽ khắc phục những bất cập nêu trên như thế nào?
- Báo cáo thường niên về BĐKH tại Việt Nam do Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam chủ trì (VUSTA), Viện Quản lý và Phát triển Châu Á (AMDI) điều phối và thực hiện, hàng năm sẽ tổng kết những khó khăn, cơ hội và thách thức của Việt Nam trước những tác động của BĐKH toàn cầu, đồng thời thảo luận có chọn lọc một số vấn đề quan trọng của năm đó và/hoặc có vai trò quan trọng trong những năm tiếp theo. Báo cáo thường niên về BĐKH kỳ vọng sẽ là một tiếng nói độc lập của cộng đồng và các tổ chức khoa học kỹ thuật ngoài công lập về hiệu quả và tác động của các chính sách, chương trình, dự án đã, đang và sẽ được triển khai tại Việt Nam.
- AMDI được Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam giao chủ trì việc xây dựng Báo cáo thường niên BĐKH tại Việt Nam. Ngoài việc góp phần thực hiện nhiệm vụ phản biện chính sách của VUSTA, Báo cáo BĐKH thường niên còn nhằm đánh giá vai trò và nỗ lực của Chính phủ, cộng đồng và các tổ chức xã hội trong việc ứng phó với BĐKH.
Qua báo cáo này, các mô hình, kinh nghiệm và thực tiễn tốt trong việc ứng phó với BĐKH sẽ được phân tích và đánh giá, đưa ra những gợi mở về chính sách định hướng cho công tác ứng phó với BĐKH ở Việt Nam trong thời gian tới.
Trồng rừng ngập mặn ven biển để ứng phó biến đổi khí hậu, ảnh MH |
Cụ thể, báo cáo này sẽ tập trung vào vấn đề gì, thưa ông?
Với tư cách chuyên gia trong lĩnh vực này, ông có khuyến nghị gì với Chính phủ và các cơ quan hữu quan về vấn đề đầu tư ứng phó hiệu quả với tác động của BĐKH tại Việt Nam?
- BĐKH toàn cầu đã và đang gây ra những tác động khó lường đối với con người, môi trường và hệ sinh thái. Theo Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (2010), Việt Nam xếp trong số những quốc gia hàng đầu trên thế giới dễ bị tác động bởi BĐKH. Vị trí địa lý, địa hình phức tạp và bờ biển dài làm cho Việt Nam là một trong những nước dễ bị thiên tai trên thế giới. BĐKH với sự gia tăng về tần suất và cường độ của các sự kiện thời tiết cực đoan làm cho hậu quả của thiên tai trở nên nghiêm trọng hơn và khó dự đoán hơn, gây nhiều tổn thất cho sự phát triển bền vững lâu dài của đất nước.
Năm 2008, Chính phủ Việt Nam phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với Biến đổi khí hậu năm và đưa ra danh mục các hoạt động và dự án ưu tiên. Về mặt tài chính, CTMTQG UPBĐKH nêu rõ “để đạt mục tiêu của Chương trình đã đềra, dự tính kinh phí cần cho những hoạt động thực hiện Chương trình giai đoạn 2009 – 2015 (không bao gồm kinh phí triển khai các Kế hoạch hành động của các bộ, ngành, địa phương) là 2.374 tỷ đồng.
Gần đây nhất, năm 2011 Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về BĐKH, trong đó nêu rõ tài chính phục vụ cho cuộc chiến chống BĐKH, cần “đa dạng hóa các nguồn lực tài chính và tập trung đầu tư có hiệu quả”.
Theo Theo Ngân hàng Thế giới (WB), lượng vốn cần thiết cho việc giảm nhẹ thích ứng và công nghệ là rất lớn, có thể lên tới 140-175 tỷ USD mỗi năm trong vòng 20 năm tới. Trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2050, đầu tư toàn cầu cho biến đổi khí hậu có thể lên tới 30 - 100 tỷ USD.
Tuy nhiên, những nỗ lực nhằm huy động vốn cho ứng phó với BĐKH là chưa đủ, hiện mới chỉ đáp ứng 5% nhu cầu tính toán trong tương lai. Riêng tại Việt Nam, kết quả của một số nghiên cứu gần đây đã cho thấy tác động đáng kể của biến đổi khí hậu lên kinh tế vĩ mô của Việt Nam, ước tính thiệt hại khoảng 2-4% GDP hàng năm vào năm 2050 và có thể lên đến trên 6,5%.
Để ứng phó hiệu quả với tác động của BĐKH, mỗi năm Việt Nam cần đầu tư cần ít nhất khoảng 0,5% GDP cho các hoạt động này. Trong những năm qua nguồn tài chính cho ứng phó với BĐKH của Việt Nam khai thác chủ yếu từ các nguồn ngân sách, các khoản vay hỗ trợ của Chính phủ, các dự án và chương trình viện trợ ODA, các nghiên cứu, hỗ trợ kỹ thuật và các quỹ toàn cầu…
Xin cảm ơn ông!
Thac sỹ Nguyễn Tiến Đức là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực quản lý và phát triển, ông từng tham gia hoạch định chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tổng cục Du Lịch, Vietnam Airlines…Là “đối tác” trong các chương trình hợp tác Công - Tư với Liên minh châu Âu (EU), Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)...
Ông Nguyễn Tiến Đức hiện là Chủ tịch Viện quản lý và phát triển Châu Á (AMDI) thuộc AMD Group, “quản” trong tay hơn 300 chuyên gia đầu ngành, đảm nhận việc tham vấn chính sách, khảo sát thị trường, tư vấn việc quản lý và vận hành các dự án sử dụng vốn ODA, FDI. Với triết lý con người là trung tâm của mọi sự phát triển, AMD Gruop được biết đến là một trung tâm tư vấn, nghiên cứu và đào tạo quy tụ những chuyên gia đầu ngành trong nước và quốc tế, am hiểu điều kiện thực tế của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực khác nhau.