Xem xét lại án tử hình Nguyễn Đức Nghĩa?

Vào ngày 13/10 tới, TAND tối cao sẽ mở phiên tòa phúc thẩm theo đơn kháng cáo của Nguyễn Đức Nghĩa trong vụ án “xác chết không đầu” tại chung cư G4, Trung Yên, (Cầu Giấy, Hà Nội).
Vào ngày 13/10 tới, TAND tối cao sẽ mở phiên tòa phúc thẩm theo đơn kháng cáo của Nguyễn Đức Nghĩa trong vụ án “xác chết không đầu” tại chung cư G4, Trung Yên, (Cầu Giấy, Hà Nội).

Nội dung được dư luận quan tâm nhất trong phiên toà phúc thẩm sắp tới là liệu rằng tòa án có chấp nhận đơn kháng cáo: không phạm tội giết người man rợ của sát thủ Nguyễn Đức Nghĩa hay không?

Vì theo y án tại phiên toàn sơ thẩm hôm 14/7, Nguyễn Đức Nghĩa sẽ bị tuyên án tử hình về tội giết người cướp tài sản đồng thời bị cáo phải bồi thường cho gia đình nạn nhân Nguyễn Phương Linh 113 triệu đồng. Trong suốt phiên tòa bị cáo vẫn một mực khẳng định sẽ không kháng cáo dù cho bản án thế nào đi nữa và đã bật khóc thừa nhận “Với tội ác của tôi, chết cũng không hết tội”.
Nguyễn Đức Nghĩa tại phiên tòa sơ thẩm (Ảnh: VietNamNet)
Tuy nhiên vào cuối tháng 7, Nguyễn Đức Nghĩa bất ngờ gửi đơn kháng cáo lên VKSND tối cao trong đó nhấn mạnh bị cáo không phạm tội giết người với tình tiết man rợ như phán quyết của tòa. Hành động này của Nguyễn Đức Nghĩa ngay lập tức đã vấp phải làn sóng phẫn nộ của dư luận và gia đình nạn nhân. Luật sư Ngô Ngọc Thủy, người bào chữa cho Nguyễn Đức Nghĩa tại phiên sơ thẩm cho biết chính ông đã khuyên gia đình động viên Nghĩa viết đơn kháng cáo đế kéo dài thêm thời gian thi hành án, kéo dài thêm những đợt gặp gỡ, thăm nuôi. Khi sự sống và cái chết liền kề trong gang tấc, niềm ham sống là bản năng của mỗi con người. Ông Thủy cũng cho biết thêm Nguyễn Đức Nghĩa vẫn còn cơ hội để gửi đơn xin ân xá lên Chủ tịch nước sau khi kết thúc phiên tòa phiên phúc thẩm. Ngay sau đó một cuộc tranh luận gay gắt về phạm trù “giết người man rợ” cũng đã diễn ra. Trong đó có ý kiến cho rằng “giết người man rợ” tức là phải giết dần giết mòn để người kia cảm nhận được cái chết đang đến từ từ trong đau đớn. Còn trường hợp của Nguyễn Đức Nghĩa, y đơn thuần chỉ “giết người cướp đoạt tài sản” và hành động “man rợ” chỉ xuất hiện sau khi nạn nhân đã chết. Do vậy hành động của Nghĩa chỉ được xem xét dưới góc độ là hành vi che giấu tội ác dã man, tàn bạo. Trong khi đó nhiều ý kiến khác không đồng tình với quan điểm này.
Toàn bộ diễn biến vụ xác chết không đầu

Năm 2006, Nghĩa quen Linh là bạn học cùng lớp tại trường ĐH Ngoại thương. Sau 1 năm có tình cảm mặn nồng, 2 người chia tay, Nghĩa có người yêu mới là Hoàng Thị Yến. Vào dịp 30/4 – 1/5, Nghĩa đến trông giúp nhà cho Yến tại tầng 11, khu chung cư G4, Trung Yên.

Ngày 3/5, Nghĩa điện thoại cho Linh đến nhà của Yến để “tâm sự”. Linh đi đến điểm hẹn bằng xe máy có mang theo điện thoại và máy tính xách tay. Khoảng 19h ngày 3/5, điện thoại của Linh liên tiếp đổ chuông nhưng Linh không nghe máy. Khi Nghĩa gặng hỏi ai gọi thì Linh trả lời là người yêu Linh ở miền Nam.

Khoảng 23h ngày 3/5, trong lúc Linh đang đứng trước gương thì đột nhiên Nghĩa tiến đến rút dao nhọn đâm thẳng vào lưng Linh khiến Linh chết ngay tại chỗ.

Để phi tang thi thể Linh, Nghĩa dùng dao cắt bỏ đầu và 10 đầu ngón tay cho vào túi nilon vứt tại một khúc sông Cấm ở Quảng Ninh, phần thân được Nghĩa mang lên tầng thượng giấu vào phòng xử lý rác của khu chung cư. Tài sản của Linh được Nghĩa mang đi cắm tại một hiệu cầm đồ trên đường Láng (Đống Đa, Hà Nội).

Đến khoảng 10h ngày 17/5, một số người dân và nhân viên bảo vệ tại khu chung cư G4 phát hiện ra xác Linh.

Đêm 18/5, Nguyễn Đức Nghĩa bị lực lượng CA TP. Hà Nội bắt giữ khi đang lẩn trốn tại Thái Nguyên.

Ngày 7/6, tìm thấy phần thi thể bị vứt xuống sông Cấm của Nguyễn Phương Linh

Ngày 14/7, TAND TP. Hà Nội mở phiên tòa sơ thẩm xét xử Nguyễn Đức Nghĩa, tuyên án Nguyễn Đức Nghĩa tử hình về tội giết người, 6 năm tù về tội cướp tài sản, tổng hình phạt là tử hình . Bị cáo Hoàng Thị Yến bị đề nghị mức án 15 tháng tù treo vì tội không tố giác tội phạm.
Theo Đức Tâm
VietNamNet

Đọc thêm