Xương gà đâm thủng thực quản, cháu bé suýt tử vong

Trong bữa ăn bé H bị hóc nên ho khạc dữ dội, Gia đình đưa đến bác sĩ gắp ra mảnh xương gà nhưng sau đó cháu vẫn ho ra máu. Kết quả chẩn đoán tại bệnh viện Nhi Đồng 1 cho thấy cháu bị một mảnh xương gà khác đâm thủng thực quản.

Trong bữa ăn bé H bị hóc nên ho khạc dữ dội, Gia đình đưa đến bác sĩ gắp ra mảnh xương gà nhưng sau đó cháu vẫn ho ra máu. Kết quả chẩn đoán tại bệnh viện Nhi Đồng 1 cho thấy cháu bị một mảnh xương gà khác đâm thủng thực quản. Đó là trường hợp của cháu P.T.H (10 tuổi) nhập bệnh viện Nhi Đồng 1 điều trị vào trung tuần tháng 12. Trước khi nhập viện gần một tháng, cháu bị hóc xương gà khi đang ăn cơm cùng gia đình.
Mảnh xương gà sau khi đâm thủng thực quản đã nằm sát cột sống của bé
Mảnh xương gà sau khi đâm thủng thực quản đã nằm sát cột sống của bé
Ngay sau đó H. được đưa đến bác sĩ gắp ra một mảnh xương, tuy nhiên gần một tháng sau cháu vẫn liên tục ho ra máu, ăn uống khó khăn, sức khỏe ngày càng suy kiệt. Thấy tình trạng của bé ngày càng nguy hiểm nhưng không rõ nguyên nhân, gia đình đưa H. đến bệnh viện địa phương điều trị. Tại đây qua kết quả CT scan cho thấy ngực của cháu có dị vật cản quang dạng xương dài 28mm. Dị vật đã đâm thủng thực quản và động mạch chủ tạo thành một túi phình lớn xô lệch khí quản và thực quản. Nhận thấy đây là một trường hợp rất nguy hiểm nên bác sĩ bệnh viện địa phương chuyển bé lên bệnh viện Nhi Đồng 1. Dựa trên kết quả chẩn đoán hình ảnh, các bác sĩ tiến hành hội chẩn và quyết định mổ lấy dị vật cho bé như một trường hợp mổ tim hở, có sự trợ giúp của tuần hoàn ngoài cơ thể. Bác sĩ phẫu thuật lấy ra một mảnh xương gà dài 3cm đường kính 1,5cm đâm xuyên thực quản và đâm thủng động mạch thân tay, đầu. Theo nhận định của bác sĩ đây là một trường hợp đặc biệt nguy hiểm vì sau khi xuyên qua thực quản mảnh xương tiếp tục xuyên ra phía sau nằm cạnh cột sống tạo nên túi giả phình động mạch. Nếu túi phình này vỡ ra bệnh nhân sẽ đột tử tại chỗ. Sau phẫu thuật bé H. đã được ngưng thở máy, mạch và huyết áp dần ổn định, cháu đã bắt đầu ăn uống được trở lại. Qua trường hợp trên bác sĩ khuyến cáo các bậc phụ huynh khi cho trẻ ăn thịt cá cần phải loại bỏ xương kỹ càng vì các bé chưa quen lừa xương nên rất dễ bị hóc.
Theo Vân Sơn
Dân Trí

Đọc thêm