Ý KIẾN TỪ CÁC DOANH NGHIỆP

Một số ý kiến của doanh nghiệp trên địa bàn trong quá trình chuẩn bị triển khai thực hiện tự in hoá đơn theo Nghị định 51 của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn 153 của Bộ Tài chính.

Một số ý kiến của doanh nghiệp trên địa bàn trong quá trình chuẩn bị triển khai thực hiện tự in hoá đơn theo Nghị định 51 của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn 153 của Bộ Tài chính.

Cần phát huy ưu điểm trước đây để hạn chế vướng mắc trong công tác triển khai
Chi cục Thuế Mỹ Lộc hướng dẫn người nộp thuế làm thủ tục kê khai nộp thuế trước bạ. Ảnh: Dương Đức
Chi cục Thuế Mỹ Lộc hướng dẫn người nộp thuế làm thủ tục kê khai nộp thuế trước bạ.
Ảnh: Dương Đức

Với đặc thù của Cty là hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, hàng năm, doanh thu của Cty phụ thuộc vào số lượng công trình trúng thầu để thi công. Có những công trình xây dựng kéo dài từ hai đến ba năm mới hoàn thành, vì thế công tác hạch toán kế toán cũng theo tiến độ thi công công trình. Khối lượng hoàn thành đến đâu, bên chủ đầu tư và bên thi công tiến hành nghiệm thu và làm thủ tục thanh quyết toán giai đoạn đó, bên thi công viết hoá đơn đầu ra và tạm trích doanh thu theo từng phần khối lượng để nộp ngân sách nhà nước. Với số dự án trúng thầu thi công một năm của Cty chỉ hơn chục công trình, số lượng hoá đơn đầu ra viết thanh toán cho các công trình của doanh nghiệp trong trường hợp này sử dụng rất ít, bình quân một năm chỉ dùng đến 4 quyển hoá đơn. Sau khi xem xét nội dung của Nghị định 51 và Thông tư 153 về việc tự in, đặt in hóa đơn, Cty đã tìm hiểu một số cơ sở in nhưng phải in tối thiểu 50 quyển (tương đương thời gian sử dụng trong 10 năm), trong thời gian này sẽ có nhiều thay đổi đối với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, chi phí in một quyển hóa đơn cao hơn nhiều so với giá thành mua một quyển hóa đơn của cơ quan Thuế do Bộ Tài chính phát hành. Liệu có xảy ra trường hợp doanh nghiệp xếp hàng đăng ký để đặt in hóa đơn hay không. Các doanh nghiệp in có gây khó dễ cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không. Do đó, Nhà nước cần xem xét ý kiến nếu doanh nghiệp nào không có nhu cầu tự in, đặt in hóa đơn hoặc sử dụng ít sẽ thực hiện theo mẫu chung và các đơn vị chỉ cần bổ sung một số thông tin đặc trưng, tính bảo mật của doanh nghiệp cho phù hợp quy định./.

Phạm Chính Hữu
 Tổng Giám đốc Cty cổ phần xây lắp công nghiệp Nam Định
Cần chọn đối tượng để thực hiện

Cty cổ phần thực phẩm công nghiệp Nam Định (Bia NaDa) là đơn vị có số nộp ngân sách hàng năm lớn trên địa bàn tỉnh, 9 tháng đầu năm 2010 là 84,9 tỷ đồng, tăng 14,8% so với cùng kỳ. Là một đơn vị có doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh lớn, bình quân một năm, Cty sử dụng khoảng 800 quyển hoá đơn bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ. Thực hiện Nghị định 51 của Chính phủ về tự in, đặt in hoá đơn là một thuận lợi cho doanh nghiệp chủ động hơn về khâu này. Nhưng khó khăn của Cty hiện nay là phải đi tìm doanh nghiệp để in hoá đơn. Mặc dù doanh nghiệp có một đơn vị thành viên hoạt động trong lĩnh vực in nhưng về trang thiết bị không đáp ứng được yêu cầu in hoá đơn. Để tự in hoá đơn, doanh nghiệp cần phải đầu tư từ 2 đến 5 tỷ đồng trang bị máy in công nghệ mới, máy in số nhảy (in số seri hoá đơn) và phải bổ sung thêm lao động, như vậy vượt quá khả năng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chọn phương án đặt in hoá đơn để sử dụng. Đối với doanh nghiệp triển khai thực hiện Nghị định 51 của Chính phủ đã tạo thuận lợi cho đơn vị như Bia NaDa, song các doanh nghiệp khác có quy mô nhỏ, sử dụng hoá đơn ít cần được xem xét để tháo gỡ những vướng mắc. Do đó, Nhà nước cần chọn đối tượng, quy mô, tình hình sử dụng hoá đơn theo đặc thù ngành nghề kinh doanh để giúp doanh nghiệp không vướng mắc trong quá trình thực hiện./.

Vũ Minh Mạnh
Tổng Giám đốc Cty cổ phần thực phẩm công nghiệp Nam Định
Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện và tháo gỡ khó khăn

Cty TNHH một thành viên kinh doanh nước sạch Nam Định là đơn vị cung ứng dịch vụ cho các hộ trên địa bàn thành phố và một số xã lân cận trên địa bàn tỉnh. Do đó, việc sử dụng hoá đơn thanh toán viết là rất lớn. Riêng về hoá đơn cho người sử dụng nước sạch một năm, Cty sử dụng khoảng 700 nghìn tờ, với doanh thu khoảng 60 tỷ đồng. Ngoài ra, Cty còn một loại hóa đơn sử dụng cho việc lắp đặt đồng hồ đo nước, cung cấp vật liệu với số lượng khoảng 4000 tờ /năm. Những loại hóa đơn trên Cty đã tự đặt in theo Thông tư hướng dẫn số 120 của Bộ Tài chính. Bên cạnh đó, Cty cũng mua hoá đơn do Bộ Tài chính phát hành để sử dụng trong việc kinh doanh nước lọc đóng chai, vật tư, xử lý vi phạm. Về phần hóa đơn tự in, đối với  hoá đơn thu tiền nước, Cty đã có kế hoạch đặt in số lượng cho cả năm 2011 tại Cty in đường sắt (Hà Nội). Đối với hóa đơn tự in sử dụng cho lắp đặt hiện nay, Cty còn tồn đọng với số lượng khá lớn dùng cho một thời gian dài theo kế hoạch. Nếu thực hiện theo Thông tư hướng dẫn số 153 (thay thế cho Thông tư hướng dẫn số 120) thì số hoá đơn Cty đã in chỉ được sử dụng đến hết ngày 31-3-2011, sau đó phải tiến hành huỷ  nếu không dùng hết. Cty phải tiến hành in hoá đơn mới theo quy định. Để tránh lãng phí và tận dụng được số hoá đơn còn tồn đọng của Cty và một số doanh nghiệp khác cùng đặc thù sử dụng hóa đơn như vậy, đề nghị Nhà nước xem xét tạo điều kiện cho doanh nghiệp chấp hành đúng pháp luật./.

Nguyễn Thành Trì
Kế toán trưởng Cty TNHH MTV kinh doanh nước sạch Nam Định
[links()]

Đọc thêm