Ý nghĩa của biểu tượng rồng trong văn hóa Trung Quốc

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Rồng trong văn hóa Trung Quốc tượng trưng cho sức mạnh to lớn và sự may mắn. Đó là lý do tại sao trong số 12 con giáp, con rồng lại được yêu thích nhất.
Ý nghĩa của biểu tượng rồng trong văn hóa Trung Quốc

Biểu tượng con rồng ởTrung Quốc đại diện cho quyền lực, đặc biệt là khả năng kiểm soát bão, nước, mưa và lũ lụt. Ngày nay, thậm chí người ta còn lên kế hoạch sinh con vào những năm con rồng để có vận may. Những đứa trẻ sinh năm Thìn được cho là những người giỏi lãnh đạo và rất may mắn trong cuộc sống. Đối với người Trung Quốc, rồng mang nhiều ý nghĩa quan trọng. Họ xem nó như một linh vật đem đến sự may mắn và thịnh vượng, một vị thần mang lại sự hòa hợp.

Nguồn gốc

Nếu quan tâm đến văn hóa Trung Quốc, khi đọc sách hoặc học tiếng Trung, bạn sẽ thấy rồng trong các bức tranh, các ký tự đều bắt nguồn từ ý nghĩa và phát âm của từ "rồng".

Rồng là một khía cạnh thiết yếu của văn hóa Trung Quốc.

Rồng là một khía cạnh thiết yếu của văn hóa Trung Quốc.

Rồng là một phần của Hoàng đạo Trung Quốc được tạo thành từ 12 năm với mười hai sinh vật với các đặc điểm tính cách tương ứng. Chúng bao gồm: chuột, rồng, chó, hổ, ngựa, dê, trâu, lợn, khỉ, gà trống, rắn và thỏ.

Theo một câu chuyện thần thoại, Ngọc Hoàng đã tuyên bố rằng trật tự sẽ được xác định chính xác bởi thứ tự mà họ đến để tham dự buổi họp mặt. Ai cũng nghĩ con rồng hùng mạnh sẽ đến trước tiên nhưng nó lại đến sau chuột, trâu, hổ và thỏ. Con rồng đến muộn vì nó đã dừng lại để làm mưa cho một ngôi làng đang bị hạn hán. Ngọc Hoàng ấn tượng và phong cho rồng vị trí thứ 5 trong bảng xếp hạng.

Ý nghĩa của biểu tượng rồng

Biểu tượng rồng xuất hiện ở khắp mọi nơi tại Trung Quốc.

Biểu tượng rồng xuất hiện ở khắp mọi nơi tại Trung Quốc.

Người Trung Quốc tin rằng rồng thể hiện sức mạnh và lòng dũng cảm, sự xuất sắc và quyết tâm, phẩm giá và sự thần thánh. Chúng còn là biểu tượng của hoàng gia và sự giàu có. Hoàng đế Trung Quốc trong quá khứ được cho là hóa thân của những con rồng dũng mãnh.

Lưu Bang, người sáng lập triều đại nhà Hán, từng bị thuyết phục hoàn toàn khi mẹ ông nằm mơ thấy một con rồng. Vào thời nhà Đường. Hoàng đế và các quan chức cấp cao mặc áo choàng có thêu hình rồng trên mình. Có một số con rồng chỉ được dành riêng cho hoàng đế.

Niềm tin vào biểu tượng linh thiêng

Người Trung Quốc tin rằng họ là con cháu của loài rồng hùng mạnh. Người dân cho rằng Yandi và Huangdi, thủ lĩnh của hai bộ tộc vĩ đại, cùng với sự giúp đỡ của rồng đã mở ra nền văn minh Trung Quốc. Họ cũng được coi là tổ tiên của người Trung Quốc.

Rồng được sử dụng trong nhiều lễ kỷ niệm ví dụ tiêu biểu là múa rồng được biểu diễn vào Tết Nguyên Đán.

Rồng được sử dụng trong nhiều lễ kỷ niệm ví dụ tiêu biểu là múa rồng được biểu diễn vào Tết Nguyên Đán.

Người Trung Quốc tin rằng rồng mang lại may mắn. Tại lễ hội, các điệu múa rồng càng kéo dài, họ càng nhận được nhiều điều tốt lành hơn cho năm mới. Rồng cũng được sử dụng trong các cuộc đua thuyền tại Trung Quốc, nơi các con thuyền được trang trí giống như một con rồng. Lễ hội này thu hút rất nhiều người đến tham gia.

Rồng Trung Quốc là một sinh vật tốt đẹp, khôn ngoan và thân thiện chứ không giống như rồng phương Tây, loài vật được kết hợp giữa cái ác và sự hủy diệt. Rồng được mọi người yêu mến và tôn thờ, thậm chí được lập cả đền thờ. Đổi lại, người dân tin rằng rồng phun mưa, cầu may mắn và thịnh vượng. Đó là lý do tại sao ngay cả ngày nay, sau hàng nghìn năm lưu truyền trong các huyền thoại, rồng vẫn được kết hợp trong cuộc sống hàng ngày của người Trung Quốc.

Đọc thêm