"Yêu" an toàn trong thai kỳ

Quá trình mang thai có thể khiến bạn ham muốn nhiều hơn. Dù ‘nhiều’ hay ‘ít’ thì bạn cũng nên biết vài thông tin về chuyện yêu khi có thai.

Quá trình mang thai có thể khiến bạn ham muốn nhiều hơn. Dù ‘nhiều’ hay ‘ít’ thì bạn cũng nên biết vài thông tin về chuyện yêu khi có thai.

[links()]

Có nên “quan hệ” khi mang thai không? Đáp án cho câu hỏi này không phải lúc nào cũng rõ ràng. Các chuyên gia cho rằng, khi có thai, “chuyện đó” vẫn nên diễn ra bình thường, có thể thường xuyên hơn, nếu bạn muốn. Ban đầu, cảm giác mệt mỏi, buồn nôn, cộng thêm xáo trộn hormone trong cơ thể có thể làm giảm ham muốn.

Tuy nhiên, đến quý II, sự gia tăng lưu lượng máu tới vùng kín và ngực sẽ nhen nhóm mong muốn “yêu” trở lại trong bạn. Đến 3 tháng cuối, tăng cân, đau lưng và các triệu chứng khác một lần nữa gây suy yếu ham muốn.

Dù ‘nhiều’ hay ‘ít’ thì bạn cũng nên biết vài thông tin về chuyện yêu khi có thai
Dù ‘nhiều’ hay ‘ít’ thì bạn cũng nên biết vài thông tin về chuyện yêu khi có thai

‘Yêu’ không phải nguyên nhân sảy thai

Nhiều cặp đôi lo lắng “yêu” khi mang thai sẽ gây sảy thai, nhất là trong 3 tháng đầu tiên. Nhưng bản thân chuyện ấy không gây sảy thai. Sảy thai thời gian đầu thường liên quan đến bất thường nhiễm sắc thể hoặc trục trặc trong sự phát triển của bào thai.

‘Yêu’ không gây hại cho bé

Sự phát triển của bào thai được bảo vệ bởi túi ối trong tử cung của mẹ, cũng như các màng nhầy đóng chặt cổ tử cung trong suốt thai kỳ. Vì thế, “chuyện ấy” không ảnh hưởng đến bé.

Lưu ý quan hệ miệng hoặc hậu môn

“Yêu” đường miệng là an toàn khi mang thai. Tuy nhiên, cần đảm bảo khi yêu bằng miệng, chồng bạn không được thổi mạnh vào vùng kín của bạn. Trường hợp hiếm, không khí có thể gây nghẽn mạch máu – tình trạng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Nhìn chung, “yêu” đường hậu môn không được khuyến cáo khi mang thai. “Yêu” kiểu này gây khó chịu nếu bà bầu mắc bệnh trĩ. Hơn nữa, “yêu” hậu môn còn khiến vi khuẩn lan từ trực tràng tới âm đạo.

Sử dụng bao cao su là cần thiết

“Yêu” có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, ảnh hưởng đến mẹ và bé. Nên dùng “bao” nếu chồng của bạn có bệnh lây truyền qua đường tình dục…

Cực khoái không kích thích sinh non

Cực khoái có thể gây co thắt tử cung nhưng các cơn co là khác so với cơn co khi chuyển dạ. Nếu bạn có thai kỳ bình thường, cực khoái (dù “yêu” hay không) dường như không làm tăng nguy cơ sinh non.

Trường hợp nên tránh ‘yêu"

Một số thai phụ phải thận trọng với chuyện đó. Các bác sĩ khuyên nên tránh “yêu” nếu:

- Bạn có nguy cơ sinh non.

- Ra máu không rõ nguyên nhân.

- Đang rỉ ối.

- Cổ tử cung mở sớm.

- Nhau thai bám một phần hoặc toàn bộ cổ tử cung.

Khi bạn muốn ‘kiêng’

Hãy chia sẻ cởi mở với người bạn đời của bạn nếu bạn muốn “kiêng yêu” khi mang thai. Đồng thời, cần thể hiện tình yêu và quan tâm tới anh ấy bằng những cử chỉ thân mật như nụ hôn, ôm ấp hay massage.

Chuyện ấy sau sinh

Dù sinh thường hay sinh mổ, bạn vẫn cần thời gian để cơ thể hồi phục. Nhiều bác sĩ khuyên bạn nên chờ ít nhất 4-6 tuần sau sinh mới nên “yêu” lại. Điều này cho phép cổ tử cung đóng và vết khâu cũng lành.

Nếu bạn quá đau hay kiệt sức, hãy duy trì thân mật bằng cách khác. Khi bạn đã sẵn sàng “yêu” lại, hãy dùng một phương pháp tránh thai đáng tin cậy nếu bạn không muốn mang thai ngoài ý muốn.

 Theo Ngọc Huê
Mevabe

Đọc thêm