“Yêu” lúc nào là tốt nhất khi mang bầu?

“Chuyện yêu” khi vợ mang thai là một trong những câu hỏi phổ biến nhất mà các cặp vợ chồng quan tâm khi họ đang mong đợi đứa con của mình.

“Chuyện yêu” khi vợ mang thai là một trong những câu hỏi phổ biến nhất mà các cặp vợ chồng quan tâm khi họ đang mong đợi đứa con của mình.
[links()]

Do thiếu kiến thức và kinh nghiệm mà không ít cặp vợ chồng có những hiểu lầm về phương pháp, tần số và thời gian “yêu”. Ở giai đoạn này, chị em cũng thay đổi về nhu cầu tâm sinh lý rất nhiều. Chính vì vậy, ngay cả những tác động từ thái độ của chồng cũng có thể khiến chị em đau khổ và ảnh hưởng thai nhi.

Tư thế nào khi “yêu”?

Trong thời gian mang bầu, có thể người phụ nữ không có nhu cầu tình dục thôi thúc, mà thay vào đó, chị em chỉ cần sự quan tâm đặc biệt về thể chất và tình cảm. Còn khi “muốn”, cô ấy sẽ là người khởi xướng và mọi chuyện vẫn có thể diễn ra thuận lợi. Tuy nhiên, có một vài lưu ý về tư thế mà cả hai cần nhớ mỗi khi muốn “yêu” trong giai đoạn bầu bí:
 

1. Tránh tư thế truyền thống (người đàn ông ở trên): Thay vào đó, bạn hãy chuyển sang tư thế phụ nữ ở trên hoặc vị trí ngồi. Tóm lại là bất kì tư thế nào gây áp lực lên bụng bầu thì tuyệt đối phải tránh.

2. Vị trí úp thìa cũng được coi là lý tưởng cho hoàn cảnh này: Đây là một vị trí nhẹ nhàng, bởi cả hai cùng thấy thoải mái, lại không đè áp lực lên thai nhi.

Những điều cần tránh khi “yêu” với bụng bầu

1. Cần tránh giao hợp từ tuần thứ sáu đến tuần thứ mười hai của thai kỳ. Vì trong thời gian này, nếu “yêu” quá nhiều hoặc quá mạnh, và không đúng cách có thể dẫn đến sẩy thai. Trong hai tháng cuối, bạn cũng nên hạn chế và “yêu” nhẹ nhàng hơn vì nếu không giữ gìn, có thể gây ra một số vấn đề nguy hiểm cho thai nhi như: rỉ nước ối, sinh non…

2. Cả hai có thể yên tâm hơn khi “yêu” trong giai đoạn từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 7 của thời gian thai nghén. Nhưng nếu là trường hợp phải ngưng quan hệ vì lý do y tế thì bạn cũng nên tuân thủ theo.

3. Tuyệt đối tránh “quan hệ” theo đường “cửa sau”. Và nên hạn chế “yêu” qua đường miệng. Tránh 2 hình thức yêu này cũng chính là để tránh sự “trao đổi” các vi khuẩn gây bệnh, để đảm bảo cho bà bầu có một sức khỏe tốt trong thời gian mang thai này.

Tác động tâm lý cần tránh

Trong thời gian mang thai, người phụ nữ không còn giữ được dáng vẻ cũng như tính tình như trước đó. Những thay đổi của chị em có thể khiến các đức ông chồng cảm thấy chán ngán và đi tìm “niềm vui” bên những người phụ nữ khác. Sự thiếu quan tâm của chồng khiến chị em thất vọng, chán nản, thậm chí đau khổ, lo lắng… Những trạng thái tâm trạng này có ảnh hưởng rất không tốt tới thai nhi.

Vì vậy, để chị em thoải mái, vui vẻ trong những ngày tháng “nặng nhọc” này, cả hai vợ chồng cùng phải biết yêu thương, quan tâm và chia sẻ với nhau.

Theo Afamily

Đọc thêm