“Với việc hỗ trợ phương thức mã hóa AES 256-bit GCM, Zoom cung cấp lớp bảo vệ tăng cường cho dữ liệu của các cuộc họp và khả năng chống giả mạo”, ông Eric S. Yuan, CEO của Zoom, chia sẻ, “Tôi rất tự hào khi hoàn thành bước tiến này trong kế hoạch 90 ngày, nhưng đây mới chỉ là khởi đầu. Chúng tôi tập trung kiên định vào việc cung cấp một nền tảng bảo mật nhất”.
“Khi đối mặt với các câu hỏi về tính bảo mật và quyền riêng tư, Zoom đã phản ứng kịp thời và rất công khai trước các thách thức, như việc Tổng giám đốc (CEO) tổ chức các buổi họp báo hàng tuần về vấn đề bảo mật,” ông Wayne Kurtzman, Giám đốc Phụ trách về Xã hội, Cộng đồng và Hợp tác tại IDC Research cho biết.
Theo đó, Zoom cũng đã kịp thời hành động để thay đổi các thiết lập mặc định nhằm giải quyết những lo ngại về vấn đề riêng tư của các cuộc họp, cũng như đặt ra một kế hoạch 90 ngày để hành động quyết liệt hơn và truyền thông một cách công khai.
“Chúng tôi nhìn nhận vấn đề riêng tư của người dùng và tính bảo mật của nền tảng một cách toàn diện,” ông Oded Gal, Giám đốc Sản xuất của Zoom cho biết, “Từ hệ thống đến các tính năng, cho đến trải nghiệm người dùng, tất cả đều được xem xét cẩn trọng.”
Về phần back-end (phần quản lý hệ thống), phương thức mã hóa AES 256-bit GCM giúp nâng cao khả năng bảo mật dữ liệu của người dùng trong quá trình truyền tải. Về phần front-end (phần giao diện người dùng), biểu tượng Security trên thanh trình đơn của cuộc họp đưa các tính năng bảo mật sẵn có và mới được thêm vào trở thành trọng tâm đối với người tổ chức cuộc họp. Với hàng triệu người dùng mới, điều này sẽ đảm bảo họ có quyền truy cập ngay lập tức vào những tùy chọn điều khiển bảo mật quan trọng trong các buổi họp của mình.”