An Giang góp ý dự thảo Luật “Phòng, chống mua bán người”

 Chuẩn bị cho kỳ họp lần thứ 9 Quốc hộp khóa XI, dự kiến tổ chức vào hạ tuần tháng 3, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang vừa tổ chức thu thập nhiều ý kiến thiết thực từ kinh nghiệm thực tế của các ban, ngành liên quan cho dự thảo Luật “Phòng, chống mua bán người”.

Chuẩn bị cho kỳ họp lần thứ 9 Quốc hộp khóa XI, dự kiến tổ chức vào hạ tuần tháng 3, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang vừa tổ chức thu thập nhiều ý kiến thiết thực từ kinh nghiệm thực tế của các ban, ngành liên quan cho dự thảo Luật “Phòng, chống mua bán người”.

Nhiều ý kiến đóng góp điều chỉnh bổ sung ở Điều 3 “Hành vi mua bán người và các hành vi có liên quan đến mua bán người” nên quy định bổ sung đối tượng chuyển giao, tòng phạm.

Cũng như điều này, tại Điều 6 “Quyền và nghĩa vụ của nạn nhân” đề nghị bổ sung nghĩa vụ của nạn nhân phải có mặt khi có yêu cầu và không nên qui định thành 1 chế độ mà cần thiết điều chỉnh nạn nhân “được” hỗ trợ và bảo vệ, để sau này có Nghị định hướng dẫn thì sẽ phù hợp với thực tế.

Nên nhập Điều 11 “Quản lý các hoạt động dịch vụ” vào Điều 16 “Phòng ngừa mua bán người trong các tổ chức, cơ sở kinh doanh dịch vụ” bởi kinh doanh dịch vụ cũng nhằm phòng chống mua bán người có như vậy mới phù hợp với cấu trúc văn bản pháp luật.

Còn ở Điều 13 “Cá nhân tham gia phòng ngừa mua bán người” đa số các ý kiến cho rằng nên tách hành vi mua bán và hành vi liên quan đến mua bán người; đề nghị nhập Điều 19 vào điều 18 “Mặt trận tổ quốc Việt Nam” đã bao hàm cả cơ quan Hội liên hiệp phụ nữ đã có qui định. Điều 24 “Xử lý vi phạm” chưa đầy đủ, đề nghị tách riêng từng hành vi mua bán và hành vi liên quan mua bán người.

Theo đại diện Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thì ở Điều 25 “Tiếp nhận, xác minh nạn nhân bị mua bán trong nước” sẽ không khả thi, bởi nguồn ngân sách cấp xã rất eo hẹp không khả năng đảm trách việc hỗ trợ tạm thời cho nạn nhân khi tiếp nhận mà đề nghị bổ sung cụm từ cho cấp xã “được” chi bố trí tạm thời.

Theo đại diện các ban ngành cho rằng đây là Luật đầu tiên liên quan đến đời sống tinh thần của ngưởi dân có hoàn cảnh đặc biệt nên tập trung nhiều nhất cho các vấn đề hỗ trợ “Giấy tờ tài liệu chứng nhận nạn nhân” ở Điều 29 đề xuất qui định trong thời gian nhất định để sau đó nạn nhân xóa bỏ mặc cảm sống hòa nhập tốt với cộng đồng xã hội.

Theo qui định của Chương 4 là để bảo vệ nạn nhân, tuy nhiên ở Điều 30 “Giải cứu, bảo vệ” của chương này không phù hợp đề xuất bỏ bởi việc giải cứu nạn nhân là công tác tác chiến nên không cần thiết đưa vào luật mà cần thiết qui định phải làm gì sau khi nạn nhân được giải cứu và rất cần “Trợ giúp pháp lý cho nạn nhân” qui định tại Điều 37, vì trong thực tế trợ giúp cho phụ nữ trẻ em bị mua bán từ nước ngòai trở về chỉ do các tổ chức quốc tế tài trợ.

Đóng góp cho Điều 54 “Thực hiện hợp tác Quốc tế” còn có ý kiến cho rằng thực tế vừa qua cho thấy phần lớn các nạn nhân đều trẻ, nhiều mặc cảm, do vậy cần qui định được hỗ trợ nhiều mặt và lâu dài… có như vậy khi Luật đưa vào thực thi sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho các nạn nhân nhanh chóng hòa nhập với cộng đồng xã hội có cuộc sống mới ổn định về vật chất lẫn tinh thần.

Thu Trang

Đọc thêm