Bài thuốc dạ dày nức tiếng ở Thái Nguyên

(PLO) -Thông thường với một bài thuốc đã có danh tiếng gần xa, các thầy lang chỉ truyền cho con cháu trong gia đình. Tuy nhiên, ông Đức lại được thừa kế phương thuốc trị dạ dày từ một lương y danh tiếng vùng đất Thái Nguyên dù không máu mủ ruột rà. Bài thuốc này đã giúp ông Đức cứu chữa cho cả nghìn trường hợp. 
Lương y Nguyễn Văn Đức đang bốc thuốc cho người bệnh dạ dày
Lương y Nguyễn Văn Đức đang bốc thuốc cho người bệnh dạ dày

Quyết tâm tầm sư học đạo

Nằm khiêm nhường bên cổng làng Bầu, cách UBND xã Huống Thượng (huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên) chừng 1km là căn nhà nhỏ luôn tỏa ra mùi thơm dược liệu của lương y Nguyễn Văn Đức. Có khách, vợ ông niềm nở ra đón chúng tôi từ xa. Trong nhà, vị lương y đang bốc thuốc cho một bệnh nhân. 

Hỏi chuyện thì được biết, chị là Nguyễn Ngọc Vân (40 tuổi, ở xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ). Chị Vân cho hay bị chứng viêm loét dạ dày đã nhiều năm nay. Chị từng điều trị bằng thuốc Tây y nhưng mỗi khi ăn đồ cay, nóng hoặc có chuyện suy nghĩ là bệnh lại tái phát, đau tới mức không ăn, không ngủ được. Với mong muốn điều trị dứt điểm, chị quyết định dùng thuốc Nam của lương y Đức. 

“Trong xã tôi rất nhiều người đã được lương y Đức chữa khỏi bệnh. Có bác bị đau dạ dày hơn chục năm mà uống thuốc của chú Đức 1 tháng đã lành. Tôi rất tin tưởng và hi vọng mình cũng sớm thoát khỏi căn bệnh giày vò khổ sở này”, chị Vân cho hay.

Trò chuyện với lương y Đức, chúng tôi không khỏi bất ngờ. Vị lương y cho hay, ông vốn sinh ra trong gia đình làm thuốc. Ông nội là lương y Nguyễn Quý. Mẹ là lương y Dương Thị Nhã - dân làng vẫn quen gọi tên là bà lang Nhã – vốn nổi tiếng với các bài thuốc về xương khớp trong vùng. 

Ông Đức chia sẻ: “Ngày đó đất nước còn nghèo. Thái Nguyên còn là nơi rừng thiêng nước độc, người dân đi rừng hay đau ốm liên miên. Mẹ tôi không có hiệu thuốc lớn, cũng không có phương tiện cao siêu gì. Bà chỉ có một thúng, một bồ và đôi bàn tay. Thế nhưng bà bốc thuốc rất mát tay, làng trên xóm dưới không ai không biết”.

Mới lớn, ông Đức đã rất quan tâm đến nghề thuốc và tỏ ra đặc biệt có năng khiếu trong công việc này. Khi còn nhỏ, ông vẫn thường theo mẹ đi chữa bệnh ở khắp nơi. Thấy bệnh nhân của mẹ vui mừng vì thoát khỏi cơn đau, được quay trở lại làm ruộng, ông cũng thầm thấy vui trong lòng. Chính những lần đi theo phụ mẹ đã hình thành trong ông ý thức về y đức và sự hết lòng vì người bệnh. 

Thời gian đó, lương y Tô Đình Tự ( Hội Đông Y Hà Nội) thường về thăm nhà ông Đức, vừa để hái thuốc, vừa để chữa bệnh cứu người. Bố mẹ ông Đức bèn giao cho con trai lên rừng lấy thuốc giúp cụ Tự. Từ đó, ông đã bắt đầu biết thế nào là các thảo dược khúc khắc, tỳ giải, hoài sơn... những vị thuốc thường gặp trong các bài thuốc dân gian của người Việt. 

Dù phải đi cấy lấy điểm của hợp tác xã nhưng tranh thủ khi nhàn rỗi, ông Đức lại đi khắp các cánh rừng quanh mạn Đồng Hỷ, Võ Nhai tìm thảo dược. Ngày qua ngày, có mười cây thuốc Nam thì ông đã nhận mặt và thuộc dược tính đến chín loại.

Tuy nhiên, con đường đến với nghề thuốc của ông Đức không xuôi một lèo. Năm 1971, nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc, ông lên đường ra mặt trận, trở thành người lính “đường 559 ” huyền thoại, tuyến đường huyết mạch nối từ miền Bắc qua Trường Sơn, ngoặt sang Lào, Campuchia rồi tiến thẳng tới Tây Nam Bộ. 

Sau khi hòa bình lập lại, ông trở về quê hương với bao khó khăn khi phải nuôi gia đình với hai đứa con đang tuổi ăn học. Vậy là ông quyết tâm trở thành một thầy thuốc giỏi, vừa để duy trì nghề truyền thống của gia đình vừa kiếm kế sinh nhai. Tuy nhiên, ông muốn theo đuổi một bài thuốc nào đó thực sự hữu ích, cần thiết trong đời sống hiện đại, có thể giúp được nhiều người bệnh. 

Cuối cùng, căn bệnh mà ông lựa chọn là dạ dày, người thầy mà ông tìm tới là ông   Hoàng Minh Chức – thầy lang gốc Hoa nổi tiếng nhất trong vùng lúc bấy giờ. Thấy ông Đức đã đứng tuổi, lại vốn là bộ đội, lang Chức có ý ưng trong bụng muốn truyền nghề thuốc cho. Tuy nhiên cụ không dễ dàng đồng ý như vậy mà đặt ra thử thách cho ông Đức.

Đau dạ dày là căn bệnh rất nhiều người mắc phải nhưng không dễ chữa dứt điểm (Ảnh minh họa)
Đau dạ dày là căn bệnh rất nhiều người mắc phải nhưng không dễ chữa dứt điểm (Ảnh minh họa)

“Trái ngọt” sau nhiều gian nan

Thử thách đưa ra, ông Đức phải đến một ngôi làng ở sâu trong rừng, trong một ngày, phải lấy về cho cụ Chức đủ số dược liệu đã định. Biết ngôi làng đó chủ yếu là người dân tộc thiểu số, ít tiếp xúc với người lạ, chưa chắc họ đã nhiệt tình mà tìm thuốc cho một người Kinh như mình, ông Chức phải nghĩ “kế” trước. 

Ông bèn mua một gói kẹo, một bao thuốc mang theo. Băng qua 20km đường rừng, ông tìm vào ngôi nhà tận cuối làng. Ông không đề nghị giúp đỡ ngay mà chia kẹo cho lũ trẻ trong nhà, rồi rút bao thuốc ra cùng người bố trò chuyện. Mẹo nhỏ đó giúp ông Đức chỉ trong thoáng chốc, sọt thuốc ông mang theo đã đầy ắp những dược liệu lang Chức yêu cầu. 

Trước sự nhiệt thành, tháo vát, nhanh nhạy của ông Đức, cụ lang Chức đã hoàn toàn yên tâm, hết lòng truyền dạy. Mấy năm trôi qua được theo thầy lang nức tiếng một vùng học nghề, ông Đức về quê cùng cụ Chức mở một hiệu thuốc tại nhà. Ông gia nhập Hội Đông y xã Huống Thượng. 

Thời gian đầu, nhờ danh tiếng của lang Chức, người bệnh ùn ùn kéo đến chật cả sân nhưng sau đó gặp khó khăn. Ông Đức trầm giọng kể: “Một thời gian sau, thầy Chức già yếu nên trở về nhà dưỡng lão. Vì tôi chỉ là học trò của cụ, người dân giảm tin tưởng, không tin tôi có thể chữa bệnh cho họ. Khi ấy, tôi rất ngượng, đi đâu cũng kéo mũ sụp xuống, che kín mặt”.

Người bệnh không đến đồng nghĩa với cuộc sống kinh tế khó khăn bởi ông Đức không có việc gì khác, ước mơ phát triển nghề thuốc của gia đình cũng ngày một xa vời. Song, người lính năm nào quyết không nản chí. Ông chữa trị giúp cho người thân, bạn bè, bốc thuốc miễn phí cho người nghèo. 

Thời gian rảnh, ông lại nghiên cứu thêm sách vở, sưu tầm các tài liệu về Đông y của Đại học Y Hà Nội, sách tham khảo của Đại học Y Thượng Hải. Nhờ sự kiên trì và nhiệt huyết với nghề, bài thuốc chữa dạ dày của lương y Đức đã được người bệnh đón nhận. Cứ người này chữa khỏi lại mách người kia nên chẳng mấy chốc, danh sách bệnh nhân của ông đã dài dằng dặc. 

“Có thể gọi dạ dày là căn bệnh thời đại, rất nhiều người mắc phải, nhất là trong cuộc sống nhiều áp lực, vội vã như hiện nay. Đối tượng dễ mắc bệnh là những người hay uống rượu bia, ăn nhanh uống vội, thức khuya, làm việc căng thẳng... Thực ra để đẩy lùi cơn đau dạ dày không khó, thuốc Tây cũng khá hiệu quả. Nhưng hạn chế của thuốc Tây là hiệu quả nhanh nhưng không trị được tận gốc, dễ tái phát. Còn thuốc Nam thì mang lại kết quả lâu dài”, lương y Đức cho hay.

Tuy nhiên theo vị lương y, bệnh đau dạ dày tuy không nguy hiểm như các bệnh nan y khác nhưng nếu không điều trị sớm và điều trị tận gốc sẽ dẫn đến mạn tính, khiến người bệnh gặp nhiều phiền toái trong cuộc sống. 

Với bài thuốc được thừa kế từ người thầy lừng danh, ông Đức đã ghi chép cẩn thận và có được kết quả khá ấn tượng: Hầu hết người dùng đều khỏi bệnh sau một liệu trình điều trị, trong đó những người bị nhẹ có khi chỉ uống trong 10 ngày là đã khỏi. Kết quả này khiến ông rất mãn nguyện và muốn bài thuốc giúp xua tan đau đớn cho nhiều người bệnh hơn nữa. 

Vị lương y cùng cuốn sổ ghi chép tên bệnh nhân dài dằng dặc
 Vị lương y cùng cuốn sổ ghi chép tên bệnh nhân dài dằng dặc

10 ngày điều trị đẩy lùi 5 năm hành hạ

Viêm loét dạ dày là bệnh lý phổ biến hàng đầu trong các bệnh về đường tiêu hóa xuất hiện ở mọi quốc gia và mọi lứa tuổi. Ở Việt Nam, thói quen ăn uống chưa hợp lý, sử dụng nhiều bia rượu cũng như áp lực từ cuộc sống làm cho tỷ lệ người bị viêm loét dạ dày ngày một tăng cao. Không chỉ gây đau đớn, khó khăn trong sinh hoạt, nếu không được điều trị kịp thời, viêm loét dạ dày còn rất dễ dẫn đến ung thư. 

May mắn hơn phần nhiều người bệnh viêm dạ dày khác khổ sở chữa trị cả chục năm trời không khỏi, ông Lê Viết Vũ (57 tuổi, xóm Na Chanh, xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên) đã có duyên gặp được thầy giỏi thuốc hay. Và chỉ trong 10 ngày, cơn đau đã hành hạ ông suốt 5 năm như có một phép màu làm cho tan biến hết.

Ở tuổi gần 60, ông Vũ vẫn giữ được dáng vẻ nhanh nhẹn, hoạt bát, không ai nghĩ đã có thời vì những cơn đau dạ dày dai dẳng, ông còn không cầm nổi cả cây chổi quét nhà. Ông Vũ trước đây làm nghề nấu quặng. Cuộc sống vất vả khó khăn, gia cảnh lại túng thiếu nên ông rất chí thú làm ăn, chỉ chuyên tâm nay đây mai đó, kiếm miếng cơm manh áo về cho gia đình. 

Rồi đến một ngày, cơn đau không rõ nguyên nhân kéo đến hành hạ ông. Ban đầu chỉ đau âm ỉ, sau đó cơn đau dần trở nên dữ dội. Tần suất những cơn đau cũng ngày một dày đặc hơn. 

Nhớ về quãng đời khó khăn đó, ông Vũ cho hay: “Khi ấy tôi còn thanh niên, chỉ chuyên tâm vào làm ăn, kiếm tiền chứ ít chịu để ý đến sức khỏe. Ban đầu, cơn đau thi thoảng mới xuất hiện. Tôi không có tiền mua thuốc nên cũng cố lờ đi, sau này, cơn đau xuất hiện ngày một nhiều. Chỉ uống hớp nước chè khô cũng cảm thấy đau. Có bận tôi đang đạp xe ngoài đường, đau quá phải bỏ cả xe, cứ thế nằm xuống vệ đường mà lăn lộn”.

Vốn không có thói quen uống rượu, ông Vũ không nghĩ mình bị đau dạ dày. Tiếc tiền đi khám bệnh, ông bèn tặc lưỡi cho qua, mỗi lần đến cơn đau, ông đều cắn răng chịu đựng. Đến một ngày, vì quá đau đớn, ông bị hôn mê, không còn hay biết gì nữa. Gia đình sợ hãi, lập tức bế ông đến nhà một thầy lang gần khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên. 

Ở đó, ông được tích cực chườm lưng, xoa bụng nên dần tỉnh lại... tuy nhiên, cơn đau thì vẫn còn đó. Thấy không ổn, bác sĩ khuyên gia đình đưa ông lên Bệnh viện Đa khoa TW Thái Nguyên kiểm tra. Đến khi ấy, ông mới vỡ lẽ mình đã bị loét bờ cong nhỏ, xuất huyết dạ dày, vết loét có kích thước 2x4 cm.

“Khi ấy, tôi đã có chỉ định mổ của bác sĩ. Nhưng tôi lại đòi người nhà đưa tới chỗ thầy lang kia. Vì chưa mổ xẻ bao giờ nên rất sợ, gia cảnh lại khó khăn, mổ xong lấy đâu ra tiền mà chi trả”, ông cho hay.

Cứ thế, ông Vũ sống chung với căn bệnh loét dạ dày đến 5 năm trời. Những bài thuốc của bác sĩ chỉ có tác dụng cục bộ, giảm đau tức thời cho ông, chứ không dứt điểm được căn bệnh. Cơn đau đến ngày một nhiều, ông tiếp tục thử điều trị ở một số nơi, nhưng đều không thành công. 

Cơ thể ông ốm yếu gầy mòn. Ăn không thấy ngon, ngủ không yên giấc. Hễ thay đổi thời tiết, cơn đau lại dữ dội hơn bội phần. Thoáng chốc đã 5 năm, ông Vũ phải cắn răng chịu đau để làm lụng nuôi sống cả nhà. Chỉ có ý thức về vai trò của một trụ cột trong gia đình mới khiến ông chịu đựng được lâu đến thế.

Ông Lê Viết Vũ rất tin tưởng bài thuốc của lương y Đức vì bản thân đã chữa khỏi bệnh chỉ sau 10 ngày
Ông Lê Viết Vũ rất tin tưởng bài thuốc của lương y Đức vì bản thân đã chữa khỏi bệnh chỉ sau 10 ngày

Khỏi bệnh nhanh không ngờ

Thấy ông Vũ thường xuyên phải chịu đau đớn, gia đình tuy đau xót song cũng đành bó tay. Bạn bè gần xa, ai đi đâu cũng đều cố gắng nghe ngóng, thấy thầy lang nào có tiếng mát tay là giới thiệu cho ông Vũ, mong cho ông khỏi bệnh. Đến một ngày, có người bạn mách ông đến tìm lương y Nguyễn Văn Đức ở cùng xã. 

Ông Việt bảo bạn: “Lang Đức có bài thuốc chữa dạ dày học được của thầy thuốc nổi tiếng. Đặc biệt, thầy lang này chữa rất tận tình, ai đến cũng hài lòng”. “Có bệnh thì vái tứ phương” – nghĩ vậy, ông Vũ bèn nhờ người nhà đưa đến chỗ lang Đức.

Cách đây gần 20 năm, giao thông nông thôn chưa phát triển. Mang tiếng là cùng xã nhưng muốn từ nhà ông Vũ đến nhà thầy thuốc cũng khá khó khăn. Chỉ vừa đến nhà thầy lang, do cơn đau phát tác, ông Vũ đã lần ngay đến giường bệnh co người nằm xuống, mặc người nhà và thầy lang trao đổi.

Cám cảnh trước sự đau đớn của người bệnh, lương y Nguyễn Văn Đức lập tức đi lấy dược liệu, cho vào cối giã, rồi gói vào giấy đưa cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, ông còn chuẩn bị một thang thuốc sắc, tỉ mỉ dặn bệnh nhân cách sử dụng. 

Cầm gói thuốc gồm cả hai loại về nhà, ông Vũ vẫn bán tín bán nghi. Vì đau đớn đã lâu, ông không nghĩ có bài thuốc nào có thể dứt điểm căn bệnh quái ác cho mình. Tuy nhiên, ông vẫn cố gắng kiêng khem, uống thuốc theo chỉ định. Và hiệu quả thật bất ngờ, chỉ sau vài ngày, cơn đau của ông đã thuyên giảm rõ rệt.

Nhớ lại việc chữa khỏi bệnh, ông Vũ hào hứng kể: “Phải công nhận là thuốc hiệu quả, chỉ sau 10 ngày, bệnh của tôi đã khỏi hoàn toàn. Cái giống bệnh dạ dày này, nếu thuốc nào chữa được là biết ngay. Khi tôi uống, chỉ 3 ngày sau đã thấy đỡ đau, 10 ngày thì hết hẳn. Nhớ lại trước đó hay đau bụng từ dưới thốc lên vã hết cả mồ hôi. Đi cũng đau, đứng cũng đau, nằm cũng đau, tôi không nghĩ mình còn có thể khỏe mạnh trở lại”. 

Sau khi uống hết thuốc, không còn đau nữa nhưng ông Vũ vẫn lên bệnh viện kiểm tra cho chắc. Vì đau đớn, khổ sở đã quá lâu, ông vẫn không dám tin mình sẽ khỏi bệnh. Ông sợ khi quá tin tưởng vào thứ gì đó, mọi chuyện lại xảy ra không như ông mong muốn. 

Đến khi nhìn vào kết luận của bác sĩ, ông mới sung sướng đến vỡ òa: Vết loét của ông tuy không biến mất hoàn toàn nhưng nay chỉ còn là một vết sẹo mờ. Cơn đau tưởng chừng sẽ theo ông suốt đời cũng không còn nữa. Ông Vũ vô cùng phấn khởi, tiếp tục tập trung cho làm ăn. Đến nay, gia cảnh ông đã rất đàng hoàng. Con cái có công ăn việc làm, thu nhập ổn định.

Cũng kể từ thời gian đó, tin tưởng bài thuốc hiệu nghiệm, cũng như đồng cảm với những người có chung căn bệnh, đi đâu ông Vũ cũng giới người bệnh đến vị lương y “mát tay” Nguyễn Văn Đức. “Tiếng lành đồn xa”, dần dần, lương y Đức trở thành thầy thuốc chữa bệnh dạ dày số 1 trong vùng lúc nào không hay. 

Theo ông Phan Sĩ Thực – Chủ tịch Hội Đông y huyện Đồng Hỷ (tỉnh Thái Nguyên), lương y Nguyễn Văn Đức là một thầy thuốc năng nổ, sáng tạo, có nhiều tâm huyết với nghề. 

“Chi Hội Đông y xã Huống Thượng nói chung và bản thân ông Nguyễn Văn Đức nói riêng đã được nhận bằng khen của Trung ương hội Đông y Việt Nam vì đã có những đóng góp tích cực trong hoạt động Đông y.

Bài thuốc dạ dày của ông được nhiều người dân tin tưởng và sử dụng, nổi tiếng trong vùng”, ông Thực cho hay. Độc giả ở xa muốn liên hệ trực tiếp với lương y Đức để được tư vấn hoặc gửi thuốc có thể liên hệ theo số điện thoại: 0943940610.

Đọc thêm