Buýt BRT vẫn chưa “với” được đối tượng chính

(PLO) - Kết quả khảo sát lấy ý kiến hành khách của Trung tâm Quản lý & điều hành giao thông đô thị Hà Nội cho thấy, sau vài tháng tuyến buýt BRT đi vào hoạt động, có tới 23,3% người dân trên tuyến đường đã chuyển từ xe cá nhân, xe ôm, taxi… sang sử dụng xe BRT. Trong đó lượng hành khách chuyển từ xe máy sang chiếm tỷ lệ lớn nhất với 16,3%; tỷ lệ nhỏ nhất là người dân chuyển từ ô tô cá nhân sang với 2,8%. 
Buýt BRT vẫn chưa “với” được đối tượng chính

Theo thống kê đến thời điểm này, tuyến buýt BRT 01 Kim Mã - Bến xe Yên Nghĩa đã vận chuyển hơn 1,2 triệu lượt hành khách và lượng khách vẫn tiếp tục tăng. Trong giai đoạn miễn phí ban đầu từ 1/1 - 5/2, bình quân mỗi chuyến xe buýt BRT vận chuyển được 39 hành khách/lượt; 12.018 hành khách/ngày. Và từ khi thu phí (6/2 tới nay), bình quân mỗi chuyến xe buýt BRT vận chuyển được 42,5 hành khách/lượt; 14.472 hành khách/ngày. Lượng hành khách tập trung trên mỗi chuyến xe phân bố không đều, giờ thấp điểm chỉ đạt 19,5 hành khách/lượt; nhưng vào giờ cao điểm lại đạt sản lượng bình quân 75,9 hành khách/lượt; thậm chí có chuyến xe đạt 90 hành khách/lượt.

 Theo nhận định của các chuyên gia, lượng hành khách sử dụng BRT để đi làm, đi học vào các ngày làm việc trong tuần chỉ khoảng 4.000 - 5.000 hành khách/ngày, chiếm khoảng 30%; 70% lượng khách còn lại sử dụng BRT cho các mục đích khác. Như vậy lượng người trong độ tuổi lao động - nhóm đối tượng chính của vận tải công cộng  vẫn chưa đến với xe buýt BRT. 

Đọc thêm