Giao lưu trực tuyến “Tuyên truyền pháp luật thời 4.0“

(PLVN) - Sáng nay (24/12), Báo PLVN sẽ tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề "Tuyên truyền pháp luật thời 4.0"
Các vị khách mời tham gia chương trình giao lưu.
Các vị khách mời tham gia chương trình giao lưu.

Cách mạng kỹ thụât số và những ứng dụng công nghệ thời 4.0 đã khiến công tác phổ biến giáo dục pháp luật cũng phải thay đổi. Những người làm công tác PBGDPL đã phải lao tâm khổ tứ như thế nào để “chở” luật đến với bà con? Những thuận lợi, khó khăn của những người làm công tác phổ biến giáo dục pháp luật... - Đó sẽ là những nội dung chính trong chương trình giao lưu trực tuyến do Báo PLVN phối hợp với Văn phòng Bộ Tư pháp tổ chức.

Bà Lương Thanh Nga - Phó trưởng Ban Báo điện tử tặng hoa ông Phan Hồng Nguyên - Phó vụ trưởng Vụ PBGDPL Bộ Tư pháp
 Bà Lương Thanh Nga - Phó trưởng Ban Báo điện tử tặng hoa ông Phan Hồng Nguyên -  Phó vụ trưởng  Vụ PBGDPL Bộ Tư pháp
Ông Hà Sơn Bình - phụ trách Văn phòng đại diện báo PLVN tại Lào Cai tặng hoa ông Lê Ngọc Quỳnh – Giám đốc Sở Tư pháp Lào Cao.
 Ông Hà Sơn Bình - phụ trách Văn phòng đại diện báo PLVN tại Lào Cai tặng hoa ông Lê Ngọc Quỳnh – Giám đốc Sở Tư pháp Lào Cao. 
Ông Ngô Toàn - phụ trách văn phòng báo PLVN Bắc Trung Bộ tặng hoa cám ơn ông Phạm Thành Chung - Phó Gíam đốc Sở Tư pháp Nghệ an,
Ông Ngô Toàn - phụ trách văn phòng báo PLVN Bắc Trung Bộ tặng hoa cám ơn ông Phạm Thành Chung - Phó Gíam đốc Sở Tư pháp Nghệ an,

Khách mời tham gia giao lưu trực tuyến với chúng tôi là ông Phan Hồng Nguyên – Phó vụ trưởng  Vụ PBGDPL Bộ Tư pháp, ông Phạm Thành Chung – Phó giám đốc Sở Tư pháp Nghệ An, ông Lê Ngọc Quỳnh – Giám đốc Sở Tư pháp Lào Cai. 

Chương trình giao lưu với ba vị khách mời được tổ chức tại Trụ sở Báo PLVN tại Hà Nội, Văn phòng đại diện báo PLVN tại Lào Cai và Văn phòng đại diện báo PLVN khu vực Bắc Trung Bộ.

Ông Phan Hồng Nguyên – Phó vụ trưởng Vụ PBGDPL Bộ Tư pháp..
Ông Phan Hồng Nguyên – Phó vụ trưởng  Vụ PBGDPL Bộ Tư pháp..

- Thưa ông Phan Hồng Nguyên, chúng ta đã rất quen thuộc với những tấm pano, áp-phích, những chiếc loa di động đi khắp làng xóm để tuyên truyền pháp luật. Thời 4.0, theo ông, hình thức đó có phát huy tác dụng?

-Ông Phan Hồng Nguyên: Theo quy định của Pháp luật, chúng ta có  8 nhóm hình thức phổ biến giáo dục pháp luật. Các hình thức đó vẫn còn hiệu quả, đặc biệt ở những nơi kinh tế xã hội còn chưa phát triển.

Công nghệ 4.0 đã làm thay đổi công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật ở những nơi đô thị, thể hiện rõ vai trò, hiệu quả, nhưng ở vùng sâu, vùng xa thì những phương pháp tuyền thống vẫn phát huy tác dụng. 

- Sự chuyển đổi sẽ theo từng bước, từng giai đoạn, ông có thể cho biết quy trình cụ thể, nhiệm vụ trước mắt của giai đoạn chuyển đổi này sẽ như thế nào?

- Ông Phan Hồng Nguyên: Theo tôi, hiện việc gắn kết chặt chẽ giữa hình thức truyền thống với ứng dụng công nghệ thông tin là tất yếu khi điều kiện kinh tế xã hội còn chênh lệch.

 

Bộ Tư pháp đã tư vấn Chính phủ phê duyệt Đề án "Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật giai đoạn 2019-2021", trong đó, đề xuất 6 nhóm nhiệm vụ giải pháp. Chúng ta cần có lộ trình phù hợp, không thể một sớm một chiều hoàn thành hết nhiệm vụ trong đề án.

Trước mắt, tập trung 4 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm: Bước đầu là tập trung đăng tải thông tin pháp luật và tài liệu lên cổng và trang thông tin điện tử sẵn có. Sắp tới sẽ xây dựng cổng thông tin để cả nước tiếp cận. Sử dụng mạng xã hội để phổ biến tuyên truyền pháp luật, mô hình này đặc biệt phù hợp giới trẻ. Đồng thời phối hợp các cơ quan thông tấn, như Báo Pháp luật Việt Nam, các công ty viễn thông, nhắn tin điện thoại...

-  Cụ thể với Vụ PBDGPL, Bộ Tư pháp có sự thay đổi như thế nào với công nghệ 4.0?

Ông Phan Hồng Nguyên: Bộ Tư pháp đã tham mưu Chính phủ ban hành Đề án "Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL giai đoạn 2019-2021". Đây là giải pháp để chúng ta thay đổi cách tiếp cận, cách thức phổ biến pháp luật. Để triển khai phải thay đổi tư duy, cách làm...

Vụ PBDGPL đã phối hợp với các đơn vị liên quan của Bộ Thông tin Truyền thông, các công ty công nghệ, để phát triển phần mềm, cơ sở hạ tầng để vận hành, ứng dụng công nghệ 4.0 vào công tác PBDGPL..., đáp ứng việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong tình hình mới.

- Thưa ông Lê Ngọc Quỳnh – ông có thể chia sẻ những khó khăn trong quá trình tuyên truyền pháp luật đến với đồng bào tại tỉnh Lào Cai?

Ông Lê Ngọc Quỳnh : Công tác PBGDPL trên địa bàn toàn tỉnh Lào Cai đạt được những bước tiến quan trọng. Các cấp uỷ đảng trực tiếp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác PBGDPL đã tạo nên sự đồng bộ, thống nhất trong triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch về PBGDPL. 

 

Có những thú vị khi đi tuyên truyền pháp luật theo các chuyên đề như về pháp luật an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm  khi về nhà có những học viên gọi điện trao đổi nói chuyện về lựa chọn sử dụng sản phẩm an toàn, chất lượng sản phẩm; Pháp luật về đất đai hỏi về quyền và nghĩa vụ liên quan trong sử dụng đất; có người còn hỏi luôn cả những vấn đề về phong thủy đất đai; có người bị chó cắn cũng gọi điện thoại nhờ tư vấn pháp luật; Người dân muốn trao đổi trực tiếp với giảng viên về vấn đề của họ hoặc giải quyết vấn đề hàng xóm... thường xuyên những người làm công tác PBGDPL được nhiều người gọi điện thoại nhờ tư vấn trợ giúp pháp luật liên quan đến Bộ luật dân sự, đất đai, hôn nhân gia đình, trẻ em...

Trong quá trình triển khai cũng có những thuận lợi và khó khăn vì Lào Cai là một tỉnh miền núi việc tuyên truyền pháp luật đến với đồng bào vùng cao công tác phổ biến, giáo dục pháp luật mới chỉ thực hiện tốt ở cấp tỉnh, cấp huyện và những phường, thị trấn và các xã vùng thấp, đối với các xã ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chưa phát huy được hiệu quả do:

- Trình độ dân trí không đồng đều, địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn, đời sống vật chất, tinh thần của người dân còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, đây là những ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tuyên truyền PBGDPL.

- Hình thức tuyên truyền, PBGDPL chủ yếu là tuyên truyền miệng  nhưng chất lượng báo cáo viên chưa đáp ứng nhu cầu của người dân (chủ yếu đọc nguyên văn tài liệu tuyên truyền; hoặc do đối tượng ngồi nghe thuộc nhiều dân tộc khác nhau, trình độ nghe và hiểu tiếng Việt còn hạn chế, không đồng đều...); cán bộ cơ sở trình độ còn hạn chế nhận thức chưa đầy đủ, chưa khả thi và phù hợp với thực tiễn...

- Mặc dù hình thức PBGDPL đã có sự đổi mới nhưng chưa thực sự hấp dẫn, chưa có điều kiện thực hiện rộng rãi, thường xuyên.

- Việc tổ chức tuyên truyền PBGDPL chưa thu hút sự quan tâm của mọi tầng lớp Nhân dân vì người dân thường chỉ quan tâm tới pháp luật khi các quy định đó liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích trực tiếp của mình đang bị xâm hại, hoặc cần bảo vệ. Tính tự giác, thói quen tìm hiểu, nghiên cứu pháp luật chưa cao. 

Hiện nay số lượng văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền ở trung ương ban hành hàng năm rất lớn nhưng nguồn lực cho công tác PBGDPL hiện nay chưa tương xứng.

- Quy định bảo đảm kinh phí phổ biến, giáo dục pháp luật  Khoản 1, Điều 39 của Luật PBGDPL: ”Ngân sách trung ương hỗ trợ kinh phí phổ biến, giáo dục pháp luật cho các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách”. Tuy nhiên không thực hiện được từ khi Luật được ban hành cho đến nay; Cấp xã  kinh phí chưa được quan tâm phần lớn là hoạt động lồng ghép thực hiện.

Lào Cai là một tỉnh miền núi, nhiều đồng bào dân tộc, giao thông đi lại còn nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng chưa phát triển, hình thức số hóa việc tuyên truyền pháp luật với Lào Cai vẫn là một hình thức khó tiếp cận bởi việc đầu tư trang thiết bị hiện nay chưa đáp ứng được, về nhân lực nguồn lực để thực hiện cũng chưa được qua đào tạo, người thực hiện cũng vừa học vừa mò mẫm triển khai.  Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ngày sở đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai đã ban hành Kế hoạch số 294/KH-UBND ngày19/9/2019 thực hiện Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2019-2021” trên địa bàn tỉnh Lào Cai; thực hiện hoạt động số hóa trong công tác, nhiệm vụ chính trị của đơn vị; từ tháng 10/2020 Lào Cai đã xây dựng Trang thông tin phổ biến, giáo dục pháp luật để nhằm đổi mới nội dung, đa dạng hình thức, nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội;

Việc số hóa thuận lợi cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức dễ tìm hiểu tiếp cận nhưng với người lao động, người dân nhất là sinh sống ở các vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa của tỉnh trình độ còn hạn chế, chưa có phương tiện, thiết bị  và  chưa có điều kiện để bắt kịp với nhịp sống số, trình độ còn hạn chế khó tiếp cận. Vẫn còn thiếu thốn cơ sở vật chất, thiết bị công nghệ không tiên tiến, thậm chí là còn rất hạn chế; phương tiện làm việc phục vụ cho hoạt động PBGDPL vẫn còn thiếu và chưa đáp ứng được nhu cầu về ứng dụng công nghệ thông tin. Hiện tại cả đơn vị mới có một máy scan, một số máy vi tính được cấp lâu năm, cấu hình thấp, hỏng hóc nhiều nên việc tải dữ liệu cũng mất rất nhiều thời gian; việc cập nhật  nội dung lên hệ thống phần mềm gặp nhiều khó khăn.

 

- Thưa ông Phạm Thành Chung – Phó giám đốc Sở Tư pháp Nghệ An! Mô hình cổng thông tin điện tử ở địa phương ông  đã được triển khai như thế nào, có thể đánh giá được những tác dụng của cổng thông tin điện tử đối với công tác tuyên truyền pháp luật?

Ông Phạm Thành Chung- Cổng TTĐT hiện do Văn phòng UBND tỉnh tham mưu quản lý,  sử dụng. Bên cạnh đó, các sở, ngành, địa phương cũng xây dựng Cổng TTĐT riêng. Việc giao cho Văn phòng UBND tỉnh làm đầu mối quản lý, sử dụng Cổng TTĐT đã tạo điều kiện thuận lợi cho các sở, ngành, địa phương trong việc tích hợp, khai thác, kết nối, sử dụng Cổng TTĐT.

- Theo ông, Cổng thông tin điện tử có tác động như thế nào đối với công tác tuyên truyền pháp luật?

Ông Phạm Thành Chung- Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 471/QĐ-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2019  phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2019 - 2021”, Sở Tư pháp đã tham mưu UBND tỉnh Nghệ An ban hành Kế hoạch triển khai Quyết định số 471/QĐ-TTg và bắt tay ngay vào việc xây dựng, vận hành Trang thông tin phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Nghệ An cho đến thời điểm hiện nay việc khai thác triệt để thế mạnh của công nghệ thông tin, cải thiện điều kiện tiếp cận thông tin về pháp luật, giúp người dân và xã hội sử dụng, khai thác một cách thuận lợi hệ thống thông tin pháp luật được số hóa; kết nối, chia sẻ thông tin trong phổ biến, giáo dục pháp luật nhanh gọn, bảo đảm tính chính xác, đầy đủ, thiết thực, kịp thời, thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm. Trang thông tin điện tử PBGDPL tích hợp các nội dung cơ bản như: tài liệu giới thiệu các văn bản pháp luật mới ban hành: đăng tải văn bản, tài liệu, tờ rơi, tờ gấp, văn bản quy phạm pháp luật, giới thiệu các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; hướng dẫn, chỉ đạo về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hỏi đáp hoặc tư vấn pháp luật trực tuyến…

- Thưa ông Phan Hồng Nguyên, việc thay đổi cách thức tuyên truyền theo hướng ứng dụng thông tin có gặp những khó khăn, bất cập gì không?

Ông Phan Hồng Nguyên: Trong thực tiễn triển khai ứng dụng công nghệ 4.0 và thực hiện Đề án "Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL giai đoạn 2019-2021", thì cơ sở hạ tầng của Bộ Tư pháp và những Bộ, ngành khác, các Sở Tư pháp và đơn vị liên quan ở địa phương còn khó khăn. Đơn cử, muốn ứng dụng Media thì cần hạ tầng viễn thông mạnh nhưng không phải nơi nào cũng đủ điều kiện đáp ứng.

 

Kinh phí cho ứng dụng CNTT trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cũng hạn hẹp, dù giai đoạn 2019 - 2020 nhà nước đã cấp nhưng chưa đủ cho nhu cầu thực tế.

Nguồn lực cán bộ, đặc biệt cán bộ ở các sở tư pháp, các sở ngành khác, và đội ngũ tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung biết công nghệ để vận hành ứng dụng vào tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật còn hạn chế. Bộ Tư pháp hiện có 1 cán bộ chuyên trách nhưng các sở thì chưa có.

- Về phía địa phương mình, các vị khách mới có thấy những khó khăn nào khi chuyển đổi số công tác tuyên truyền pháp luật?

Ông Phạm Thành Chung; Tôi thấy có một số khó khăn sau

Thứ nhất, Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước với hơn 16,497 km² với dân số hơn 3 triệu người, nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số như: Khơ Mú, Thái, Thổ, H'Mông, Ơ Đu, Đan Lai… Nghệ An có đường biên giới với Lào dài 419 km, giáp với 3 tỉnh: Hủa Phăn, tỉnh Xiêng Khoảng và BoLiKhamXay nước bạn Lào. Tỉnh có 10 huyện miền núi, thì 5 huyện là miền núi cao, trong đó đặc biệt có 3 huyện miền núi đặc biệt khó khăn có đường biên giới giáp Lào. 

Mật độ dân số rất thấp, nguyên nhân là do địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt, giao thông khó khăn - khó khăn công tác tuyên tuyền

Khó khăn thứ 2 là một bộ phận người dân có trình độ văn hóa thấp, có nhận thức về pháp luật còn kém, chưa có thói quan sử dụng thiết bị công nghệ để khai thác, tìm hiểu pháp luật nên công tác tuyên truyền còn gặp nhiều khó khăn.

Khó khăn thứ 3 là sự quan tâm của một số sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương, tổ chức chậm triển khai thực hiện mở chuyên trang, chuyên mục về phổ biến, giáo dục pháp luật tại ngành, địa phương mình.

Khó khăn thứ 5 là kinh phí đầu từ cho công tác này (từ nguồn ngân sách, nguồn xã hội hóa) còn hạn chế, trang thiết bị cần thiết để thực hiện nhiệm vụ còn chưa đảm bảo, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn.

Một khó khăn nữa là mức chi nhuận bút, thù lao đối với tin bài được đăng trên Công thông tin điện tử còn thấp (60-150 nghìn đồng bao gồm tin và ảnh) và chưa có quy định cụ thể các hình thức chi như hiện tại chi cho việc thiết kế đồ họa graphic để tuyên truyền pháp luật (hiện nay đang áp dụng mức chi tương tự nhưng rất thấp) mà việc thực hiện thiết kế đồ họa đòi hỏi về thời gian và trí tuệ nên không thể thu hút được các nhà thiết kế mà đây là hình thức được giới trẻ quan tâm.

Ông Lê Ngọc Quỳnh Lào Cai là một tỉnh miền núi, nhiều đồng bào dân tộc, giao thông đi lại còn nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng chưa phát triển, hình thức số hóa việc tuyên truyền pháp luật với Lào Cai vẫn là một hình thức khó tiếp cận bởi việc đầu tư trang thiết bị hiện nay chưa đáp ứng được, về nhân lực nguồn lực để thực hiện cũng chưa được qua đào tạo, người thực hiện cũng vừa học vừa mò mẫm triển khai.  Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ngày sở đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai đã ban hành Kế hoạch số 294/KH-UBND ngày19/9/2019 thực hiện Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2019-2021” trên địa bàn tỉnh Lào Cai; thực hiện hoạt động số hóa trong công tác, nhiệm vụ chính trị của đơn vị; từ tháng 10/2020 Lào Cai đã xây dựng Trang thông tin phổ biến, giáo dục pháp luật để nhằm đổi mới nội dung, đa dạng hình thức, nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội; 

 

Việc số hóa thuận lợi cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức dễ tìm hiểu tiếp cận nhưng với người lao động, người dân nhất là sinh sống ở các vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa của tỉnh trình độ còn hạn chế, chưa có phương tiện, thiết bị  và  chưa có điều kiện để bắt kịp với nhịp sống số, trình độ còn hạn chế khó tiếp cận. Vẫn còn thiếu thốn cơ sở vật chất, thiết bị công nghệ không tiên tiến, thậm chí là còn rất hạn chế; phương tiện làm việc phục vụ cho hoạt động PBGDPL vẫn còn thiếu và chưa đáp ứng được nhu cầu về ứng dụng công nghệ thông tin. Hiện tại cả đơn vị mới có một máy scan, một số máy vi tính được cấp lâu năm, cấu hình thấp, hỏng hóc nhiều nên việc tải dữ liệu cũng mất rất nhiều thời gian; việc cập nhật  nội dung lên hệ thống phần mềm gặp nhiều khó khăn.

- Thưa ông lê Ngọc Quỳnh - Công nghệ sẽ là phương tiện truyền tải không biên giới, ở những địa phương vùng núi, sẽ giảm tải được công sức vận chuyển, tuy nhiên, phương thức tuyên truyền này cũng có trở ngại là đồng bào ở vùng cao còn thiếu thốn cơ sở vật chất, thiết bị công nghệ không tiên tiến, thậm chí là còn rất hạn chế. Vậy tại tỉnh Lào Cai đã khắc phục những khó khăn đó thế nào?

Ông Lê Ngọc Quỳnh : Chúng tôi khắc phục khó khăn khi áp dụng công nghệ bằng cách vẫn sử dụng cơ sở vật chất được cấp, đào tạo nguồn nhân lực; trang bị thêm phương tiện làm việc; phát huy  những hình thức tuyên truyền pháp luật truyền thống, hướng dẫn việc khai thác thông tin từ hồ sơ công việc, nâng cấp đường truyền, bố trí kinh phí để trang bị thêm thiết bị thực hiện.

 

- Công nghệ sẽ là phương tiện truyền tải không biên giới, ở những địa phương vùng núi, sẽ giảm tải được công sức vận chuyển, tuy nhiên, cũng có trở ngại là đồng bào ở vùng cao còn thiếu thốn cơ sở vật chất, thiết bị công nghệ không tiên tiến, thậm chí là còn rất hạn chế. Liệu việc áp dụng áp dụng công nghệ số để tuyên truyền pháp luật vào thời điểm này có phụ hợp?

Ông Phạm Thành Chung; Như đã nói ở trên, công nghệ là phương tiện truyền tải không biên giới, việc thông tin đến với Nhân dân rất thuận tiện, nhanh chóng, chính xác và việc áp dụng công nghệ số vào thời điểm này là hoàn toàn phù hợp bởi vì:

- Vùng phủ sóng di động 3G, 4G hiện nay phục vụ trên 98% dân số, trong khi đó tỷ lệ sử dụng điện thoại di động chiếm đến 70% tổng dân số. Như vậy, cơ bản người dân có thể tiếp cận được thông tin hay khai thác, tìm hiểu pháp luật qua mạng internet là rất dễ dạng 

- Việc ứng dụng CNTT trong tuyên truyền, PBGDPL sẽ mở rộng đối tượng tiếp nhận và nội dung tuyên truyền; góp phần giảm chi phí, nguồn nhân lực trong quá trình thực hiện; hoạt động tuyên truyền các chính sách, pháp luật mới ban hành đến nhiều đối tượng, thuộc nhiều lứa tuổi khác nhau như học sinh, sinh viên, cán bộ, công chức, doanh nhân, công nhân… được kịp thời không chỉ mang lại sự thuận lợi cho người dân trong việc nắm bắt các chính sách pháp luật mới, mà còn giúp đội ngũ cán bộ làm công tác PBGDPL, đội ngũ tuyên truyền viên tiếp cận được nguồn tài liệu phong phú, đa dạng hơn. Từ đó, nâng cao kiến thức pháp luật cho đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật và chất lượng các buổi tuyên truyền, phổ biến tại các xã, thị trấn.

 

- Tuyền truyền phổ biến giáo dục pháp luật đến với người dân có rất nhiều hình thức như sách nói, báo điện tử, truyền hình, tuyên truyền miệng vv… Theo các vị khách mời, những hình thức nào có thể phát huy được hiệu quả hơn trong giai đoạn này?

Ông Lê Ngọc Quỳnh  Các hình thức như sách nói, báo điện tử, truyền hình ….là kênh Nhân dân tìm hiểu pháp luật nhưng hình thức tuyên truyền có hiệu quả nhất với một tỉnh miền núi như Lào Cai khi cơ sở vật chất vẫn chưa đáp ứng được thì hình thức phổ biến giáo dục pháp luật đến với người dân  bằng hình thức tuyên truyền miệng, hình thức trực quan vẫn là hình thức phù hợp và hiệu quả nhất và hình thức khai thác thông tin trên báo điện tử cũng là một lựa chọn. 

Ông Phạm Thành Chung; Trong giai đoạn hiện nay công tác phổ biến pháp luật đang đặt ra nhiều đòi hỏi và thách thức để làm tốt công tác này trong những năm qua Sở Tư pháp Nghệ An đã triển khai đồng bộ bằng nhiều biện pháp, phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức để phù hợp từng địa phương, vùng miền, đối tượng ví dụ như:

Đối với thế hệ trẻ thì thông qua các hình thức sách nói, facebook, zalo

Đối với những người cao tuổi hay trung niên thì thông qua báo viết, bản tin, báo điện tử, truyền hình…..

Mỗi hình thức đều có những lợi thế riêng, linh hoạt trong quá trình triển khai, phù hợp với từng đối tượng, qua đó pháp luật được tuyền tải các quy định của pháp luật đến Nhân dân một cách hiệu quả.

 

- Qua trao đổi với các vị khách mời cho thấy đối với đồng bào dân tộc thiểu số để tiếp cận với cách tuyên truyền mới theo công nghệ 4.0 thì rất khó khăn. Theo ông đâu là giải pháp cho vấn đề này, thưa Phó vụ trưởng Vụ PBDGPL?

Ông Phan Hồng Nguyên: Đồng bào dân tộc thiểu số chủ yếu sống ở miền núi, vùng sâu vùng xa, có thể coi là "vùng trũng" pháp luật, hiểu biết hạn chế nên khó khăn trong tiếp cận công nghệ thông tin, khó khăn tiếp cận với cách tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật theo công nghệ 4.0. Do vậy, với đồng bào dân tộc thiểu số, cần lồng ghép nhiều hình thức tuyên truyền.

 

Trước mắt vẫn phải tiếp tục duy trì các hình thức hình thức truyền thống như truyền thanh di động; tư vấn viên tư vấn, giáo dục pháp luật trực tiếp; hay lồng ghép tuyên truyền, phổ biến pháp luật vào các chương trình văn hóa. Ví dụ, Hà Giang có mô hình Phiên chợ pháp luật, lồng tuyên truyền pháp luật vào lời ca tiếng hát đạt hiệu quả tốt.

Hiện có một bộ phận người dân tộc thiểu số sử dụng smartphone, có điều kiện tiếp cận pháp luật qua ứng dụng công nghệ 4.0. Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 6/2020 của Chính phủ đề ra mục tiêu mỗi người dân sở hữu một điện thoại thông minh. Về lâu dài, khi mỗi người dân có một điện thoại thông minh thì thì sẽ có điều kiện ứng dụng công nghệ 4.0 vào tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa mạnh mẽ hơn.

- Là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn từ phía tiếp nhận của người dân, còn về phía nhân lực triển khai công tác số hóa việc tuyên truyền pháp luật, Lào Cai có gặp trở ngại gì không, thưa oong Lê Ngọc Quỳnh?  

Ông Lê Ngọc Quỳnh Nhân lực trong hoạt động này thực sự vẫn khó khăn bởi số hóa nghiêng về con người và công nghệ, là sự kết hợp giữa thế giới vật lý và phần mềm; khi nguồn nhân lực và công nghệ chỉ tập trung ở những nơi phát triển thì cần những chính sách phân bổ nguồn lực công nghệ thông tin phù hợp; những khó khăn đó là người thực hiện chưa được đào tạo, nguồn nhân lực đã qua đào tạo thấp; người dùng chưa nắm rõ máy tính và internet; 

Sự phát triển của nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng, cơ cấu và trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng số hóa áp dụng công nghệ 4.0 số lượng người hiểu về 4.0 rất ít; thiếu các chuyên gia kỹ thuật, nguồn nhân lực lành nghề; tác phong công nghiệp còn nhiều hạn chế; chưa được đào tạo cơ bản và hệ thống thiết bị còn rất thô sơ và cổ điển

Mặt bằng chung trình độ văn hóa và tay nghề dù được cải thiện, song vẫn còn thấp, đã ảnh hưởng không thuận đến việc tiếp thu khoa học - kỹ thuật, đến áp dụng công nghệ, tạo ra sản phẩm.

- Thưa ông Phan Hồng Nguyên, Ngành Tư pháp đã thể hiện quyết tâm đối với công cuộc chuyển đổi số quốc gia, đặc biệt là dùng công nghệ để phổ biến giáo dục pháp luật giúp người dân hiểu biết và tuân thủ pháp luật tốt hơn. Sự quyết tâm này được thể hiện như thế nào, thưa ông?

Ông Phan Hồng Nguyên: Ngành Tư pháp, Bộ Tư pháp thời gian qua thể hiện rất quyết tâm trong đổi mới tư duy, hình thức, cách thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó ứng dụng công nghệ thông tin được xác định là giải pháp căn cơ, lâu dài và đột phá.

Bộ, ngành Tư pháp cũng đã có sự thay đổi về thể chế để đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ 4.0. Bộ Tư pháp luôn quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện để Vụ PBDGPL làm tốt công tác này.

Mới đây nhất, Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Chuyển đổi số trong công tác Phổ biến giáo dục Pháp luật”. Qua đó, có thể chuyển đổi số là sự thay đổi về tư duy, cách làm nhằm đạt hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật sâu rộng nhất, góp phần tạo chuyển biến căn bản, toàn diện trong ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của người dân.

Bộ Tư pháp và các ngành, địa phương đang tích cực chuyển đổi số trong phổ biến, giáo dục pháp luật.

Thực hiện Đề án "Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL giai đoạn 2019-2021", theo chỉ đạo của Bộ Tư pháp, Vụ PBDGPL phối hợp các đơn vị liên quan đang xây dựng các đơn vị cấu thành xây dựng Cổng thông tin phổ biến, tuyên truyền và giáo dục pháp luật để các đơn vị, người dân khai thác các ấn phẩm pháp luật.

Trước mắt, Vụ vẫn tích cực tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên các cổng thông tin sẵn có. Vụ cũng phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, đặc biệt là với Báo Pháp luật Việt Nam - cơ quan ngôn luận của Bộ Tư pháp, các ấn phẩm điện tử của báo để tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.

Năm 2020, Vụ đã cập nhật hơn 500 tin, bài lên trang thông tin sẵn có của Bộ Tư pháp. Ở địa phương, tất cả các Bộ, ngành và Sở tư pháp đều có cổng thông tin điện tử. Có 2 Bộ ngành và 21 Sở tư pháp có trang riêng về phổ biến, giáo dục pháp luật. Các ngành và địa phương khác có chuyên mụcphổ biến, tuyên truyền pháp luật. Đây là cơ sở để xây dựng các cổng được thuận lợi. Các báo cáo viên, tuyên truyền viên sẽ thuận lợi khi tiếp cận các văn bản pháp luật.

Thời gian tới, Vụ PBDGPL tiếp tục xây dựng các ấn phẩm và phối hợp các đơn vị liên quan của Bộ Thông tin truyền thông, mạng viễn thông, mạng xã hội và thông qua hình thức nhắn tin... để đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật một cách sâu rộng, hiệu quả nhất.

Về lâu dài, Vụ sẽ tham mưu xây dựng kho cơ sở dữ liệu về hỏi đáp pháp luật, xây dựng bộ câu hỏi về pháp luật, người dân có thể sử dụng app để tải và tra cứu kiến thức pháp luật, những giải đáp pháp luật theo nhu cầu của mình.

Ứng dụng 4.0 vào tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cần được coi là một nhiệm vụ trọng tâm của các Bộ, ngành địa phương. Rất mong thời gian tới, có sự phối hợp, vào cuộc mạnh mẽ của Bộ ngành, các sở, các địa phương trong công tác này.

Ông Phan Hồng Nguyên cùng ekip thực hiện chương trình tại Hà Nội.
 Ông Phan Hồng Nguyên cùng ekip thực hiện chương trình tại Hà Nội.

- Được biết, trong thời gian tới, Bộ Tư pháp sẽ phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất xây dựng báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ thông qua Đề án chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương và các địa phương. Các vị khách mời có mong muốn được gửi gắm đề xuất gì vào trong đề án này? 

Ông Phạm Thành Chung; Tôi đề nghị rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến chuyển đổi số đảm bảo đồng bộ, phù hợp với tình hình hiện nay.  Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ứng yêu cầu đổi mới của công tác PBGDPL nói chung và ứng dụng công nghệ thông tin nói riêng. Triển khai thực hiện chuyển đổi số trong công tác PBGDPL từ trung ương đến địa phương đảm bảo tính đồng bộ, ổn định và bảo đảm an toàn, an ninh thông tin trên môi trường mạng internet, mạng xã hội.

Ông Phan Hồng Nguyên: Mong các Bộ, ngành, lãnh đạo địa phương có sự quan tâm, chỉ đạo, bố trí nguồn lực con người và kinh phí cần thiết. Các đơn vị chuyên môn cần chủ động, tham mưu kịp thời, năng động, đổi mới trong quá trình ứng dụng 4.0 để công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật đạt hiệu quả cao nhất.

Ông Lê Ngọc Quỳnh:  Tôi xin đề nghị Bộ Tư pháp một số nội dung sau;

+  Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến chuyển đổi số đảm bảo đồng bộ, phù hợp với tình hình hiện nay.

+  Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ứng yêu cầu đổi mới của công tác PBGDPL nói chung và ứng dụng công nghệ thông tin nói riêng.

+ Triển khai thực hiện chuyển đổi số trong công tác PBGDPL từ trung ương đến địa phương đảm bảo tính đồng bộ, ổn định và bảo đảm an toàn, an ninh thông tin trên môi trường mạng internet, mạng xã hội.

  Hiện nay, Bộ Tư pháp đang hoàn thiện Bộ Pháp điển, đây là địa chỉ tin cậy để tra cứu các văn bản pháp luật: Từ Luật đến Nghị định, Thông tư. Vì vậy, đề nghị Bộ Tư pháp sớm hoàn thiện Bộ Pháp điển để đưa vào sử dụng thống nhất trên cả nước. 

Trân trọng cám ơn các vị khách mời!

Đọc thêm