Bệnh tay chân miệng vào đợt cao điểm thứ hai

(PLO) - Theo bác sĩ (BS) Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm - Thần kinh BV Nhi Đồng 1, số trẻ mắc bệnh tay chân miệng đã bắt đầu tăng 2-3 tuần qua.
 
Bệnh tay chân miệng vào đợt cao điểm thứ hai

TP HCM) cho biết phải xin nghỉ làm ca chiều để đưa con về sớm vì cô giáo gọi điện báo con trai 5 tuổi của chị có những biểu hiện mắc bệnh tay chân miệng. “Mùa này, trẻ con hay bị bệnh tay chân miệng thì phải. Hôm trước, mấy chị trong cơ quan tôi nói có con mắc bệnh này. Bé gái 4 tuổi của tôi cũng dính bệnh vào đúng tháng này năm ngoái” - chị lo lắng.

Nhiều phụ huynh khác cũng đưa con đến BV Nhi Đồng 2 khám vì nghi ngờ bị tay chân miệng hoặc tái khám vì bệnh này. Một người đàn ông cho biết trong xóm của anh đã có vài cháu mắc bệnh. Trong đó, có cháu 10 tuổi nhưng cũng có cháu còn rất nhỏ như con anh, chưa đầy 2 tuổi.

Theo bác sĩ (BS) Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm - Thần kinh BV Nhi Đồng 1, số trẻ mắc bệnh tay chân miệng đã bắt đầu tăng 2-3 tuần qua. Như mọi năm, đây là đợt cao điểm thứ hai của căn bệnh này, thường kéo dài trong các tháng 9, 10, 11, 12. Đợt cao điểm thứ nhất thường vào các tháng 3, 4, 5 trong năm. Đa phần trẻ mắc bệnh ở độ 1, độ 2 và tự khỏi trong khoảng 7-10 ngày nhưng cũng có nhiều bé bị nặng hơn. “Các ca nặng cần nhập viện cũng đã lác đác” - BS Khanh cho biết.

Để phòng bệnh tay chân miệng và tránh lây lan, theo BS Khanh, 2 điều nên chú ý nhất là rửa tay đúng cách bằng xà phòng (khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh) và cho trẻ nghỉ học nếu mắc bệnh. Các chuyên gia cũng khuyến cáo phụ huynh nên giữ vệ sinh đồ chơi của trẻ và những nơi trẻ hay chạm vào (lan can, tay nắm cửa...), cách ly trẻ bệnh khỏi trẻ lành. Ngay cả người lớn khi chăm sóc trẻ bệnh cũng phải chú ý vấn đề vệ sinh để không mang mầm bệnh sang các bé khác trong nhà; cho trẻ ăn món đã nấu chín, uống nước đã đun sôi.

Phụ huynh có thể dễ dàng tìm kiếm các thông tin cơ bản về bệnh tay chân miệng trên 2 website: nhidong.org.vn (BV Nhi Đồng 1) và benhviennhi.org (BV Nhi Đồng 2). Nhìn chung, đặc điểm để nhận biết của căn bệnh do siêu vi gây ra này là tình trạng loét ở miệng - họng và nổi hồng ban ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, vùng đầu gối, mông, quanh hậu môn... Nên đưa trẻ đi khám nếu thấy các biểu hiện này. Bên cạnh đó, nếu trẻ có một trong các dấu hiệu trở nặng như sốt cao khó hạ (trên 38,5 độ C), nôn ói, giật mình, hốt hoảng, run hay yếu liệt tay chân... thì cần đưa đi cấp cứu ngay.

Đọc thêm