Bệnh án Bệnh nhân Vy lúc nhập viện |
Bác sĩ chứng minh giờ chụp CT cho Bệnh nhân vào lúc 9h 14 phút (sau nhập viện 10 phút) |
Nhưng “còn nước còn tát”, gia đình xin cho cháu Vy ở lại điều trị. Bệnh viện đồng ý, yêu cầu nộp thêm 3 triệu đồng nữa để họ điều trị thuốc. Đến sáng hôm sau, Vy tử vong, tim ngừng đập.
Do đó, gia đình chị Nguyệt bức xúc đặt câu hỏi: “9h57 phút đến 12h04 phút, các y bác sĩ ở Bệnh viện Đà Nẵng đã làm gì với tình hình nguy kịch của con gái tôi?. Họ chẳng can thiệp gì cả, ngoài việc cho cháu thở oxy và truyền nước. Tôi tưởng, trường hợp cấp cứu khẩn cấp đối với người xuất huyết não là phải tính từng giây từng phút chứ?. Sao lại để con tôi nằm im lìm trong phòng hồi sức cấp cứu 2 tiếng đồng hồ, chỉ vì chờ nộp tiền?. 2 tiếng đồng hồ bị bỏ mặc ấy đủ để cháu xuất huyết tràn não, hôn mê sâu, không cứu được, cần gì tôi phải đưa cháu đến bệnh viện...”.
Lãnh đạo Bệnh viện Đà Nẵng trả lời PLVN về vụ việc |
Liên quan đến vấn đề này, trưa 20/8, bác sĩ Nguyễn Ngọc Bá, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng; bác sĩ Lê Đức Nhân, Phó giám đốc Bệnh viện đã có cuộc trao đổi với PLVN. Theo bác sĩ Nhân và Bá, quá trình cấp cứu và tiến hành các thủ tục liên quan đến bệnh nhân là 2 việc hoàn toàn tách rời, không dính dáng đến nhau. Bệnh nhân Vy nhập viện lúc 9h04 phút, ngay sau đó các y bác sĩ cấp cứu lập tức cho tiến hành thăm khám, điều trị. Cụ thể, kết quả chụp CT đã thể hiện 9h 14 phút. Còn các thủ tục giấy tờ cần thiết do bộ phận hành chính đảm nhận. “Bệnh nhân có chứng minh thư, có bảo hiểm y tế… hay không, hoàn toàn không liên quan đến kíp bác sĩ đang làm việc bên trong. Tuy nhiên, có thể do bộ phận hành chính đặt câu hỏi và trả lời theo mô típ cứng nhắc khiến gia đình nạn nhân hiểu nhầm”, bác sĩ Nhân khẳng định.
Bác sĩ Nhân phân tích thêm, cháu Vy còn trẻ, Bệnh viện cũng vô cùng thương tiếc và hiểu được nổi lòng của người nhà. Nhưng Vy nằm trong trường hợp đột quỵ não do xuất huyết, phát hiện chậm trễ. Thể này đặc biệt nguy hiểm, xác suất tử vong cao. Ghi nhận ở các nước trên thế giới, 50% trường hợp tương tự chưa đưa tới Bệnh viện đã tử vong; 25% xảy ra tại Bệnh viện không qua khỏi; 25% cứu được nhưng di chứng để lại nặng nề.