"Biển người" chen chân dự lễ hội Quán Thế Âm 2023

(PLVN) -  Hàng chục nghìn phật tử, du khách đội nắng tham gia Lễ hội Quán Thế Âm tại Đà Nẵng để cầu quốc thái dân an, gia đình hạnh phúc.
Ngày 10/3 (tức 19/2 Âm lịch), lễ chính của Lễ hội Quán Thế Âm - lễ hội Phật giáo lớn nhất Đà Nẵng đã diễn ra tại Chùa Quán Thế Âm (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng).

Ngày 10/3 (tức 19/2 Âm lịch), lễ chính của Lễ hội Quán Thế Âm - lễ hội Phật giáo lớn nhất Đà Nẵng đã diễn ra tại Chùa Quán Thế Âm (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng).

Sau 3 năm gián đoạn vì dịch Covid-19, năm nay lễ hội được tổ chức trở lại, thu hút hàng vạn người dân, du khách thập phương tham gia.
Sau 3 năm gián đoạn vì dịch Covid-19, năm nay lễ hội được tổ chức trở lại, thu hút hàng vạn người dân, du khách thập phương tham gia.
Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn diễn ra trong 3 ngày từ ngày 8 - 10/3 (ngày 17 - 19/2 Âm lịch). Trong đó, lễ chính của Lễ hội Quán Thế Âm được tổ chức vào ngày thứ 3 và cũng là ngày cuối cùng của lễ hội này (10/3).
Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn diễn ra trong 3 ngày từ ngày 8 - 10/3 (ngày 17 - 19/2 Âm lịch). Trong đó, lễ chính của Lễ hội Quán Thế Âm được tổ chức vào ngày thứ 3 và cũng là ngày cuối cùng của lễ hội này (10/3).
Trước đó, lễ khai mạc Lễ hội Quán Thế âm đã diễn ra tối 8/3.
Trước đó, lễ khai mạc Lễ hội Quán Thế âm đã diễn ra tối 8/3.
Độc bản lá bồ đề dát vàng 24k lớn nhất Việt Nam được trao chứng nhận kỷ lục Việt Nam vào đêm khai mạc lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn TP Đà Nẵng 2023 và trao tặng lại cho chùa Quán Thế Âm.

Độc bản lá bồ đề dát vàng 24k lớn nhất Việt Nam được trao chứng nhận kỷ lục Việt Nam vào đêm khai mạc lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn TP Đà Nẵng 2023 và trao tặng lại cho chùa Quán Thế Âm.

Lễ hội gồm phần lễ và hội. Phần lễ với các nghi thức tôn giáo như: Lễ vía Đức Bồ Tát Quán Thế Âm, lễ dâng hương tưởng niệm Huyền Trân Công Chúa, lễ tế xuân cầu quốc thái dân an. Còn phần hội được tổ chức sôi nổi với nhiều hoạt động phong phú: Hội hóa trang, hát bội (tuồng), thi các môn thi pháp, tranh thủy mặc, thả hoa đăng trên sông Cổ Cò, đua thuyền…

Lễ hội gồm phần lễ và hội. Phần lễ với các nghi thức tôn giáo như: Lễ vía Đức Bồ Tát Quán Thế Âm, lễ dâng hương tưởng niệm Huyền Trân Công Chúa, lễ tế xuân cầu quốc thái dân an. Còn phần hội được tổ chức sôi nổi với nhiều hoạt động phong phú: Hội hóa trang, hát bội (tuồng), thi các môn thi pháp, tranh thủy mặc, thả hoa đăng trên sông Cổ Cò, đua thuyền…

Bà Ngô Thị Kim Yến - Phó Chủ tịch TP Đà Nẵng cho biết, Lễ hội Quán Thế Âm là sự kiện kết tinh những giá trị văn hoá Phật giáo và con người, vùng đất Ngũ Hành Sơn. Vì vậy, Lễ hội luôn là điểm hấp dẫn không chỉ của du khách thập phương trong nước mà là dịp để du khách quốc tế trải nghiệm, tìm hiểu những giá trị tinh thần mang đậm nét lịch sử văn hoá Phật giáo Việt Nam. Năm nay, ban tổ chức đã nỗ lực đổi mới để chương trình hấp dẫn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu chiêm ngưỡng, lễ bái của đồng bào theo đạo Phật và du khách gần xa.

Bà Ngô Thị Kim Yến - Phó Chủ tịch TP Đà Nẵng cho biết, Lễ hội Quán Thế Âm là sự kiện kết tinh những giá trị văn hoá Phật giáo và con người, vùng đất Ngũ Hành Sơn. Vì vậy, Lễ hội luôn là điểm hấp dẫn không chỉ của du khách thập phương trong nước mà là dịp để du khách quốc tế trải nghiệm, tìm hiểu những giá trị tinh thần mang đậm nét lịch sử văn hoá Phật giáo Việt Nam. Năm nay, ban tổ chức đã nỗ lực đổi mới để chương trình hấp dẫn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu chiêm ngưỡng, lễ bái của đồng bào theo đạo Phật và du khách gần xa.

Lễ hội Quán Thế Âm không chỉ là một nghi thức tôn giáo mà còn là một hoạt động văn hóa đặc sắc của người dân TP Đà Nẵng từ nhiều năm qua.

Lễ hội Quán Thế Âm không chỉ là một nghi thức tôn giáo mà còn là một hoạt động văn hóa đặc sắc của người dân TP Đà Nẵng từ nhiều năm qua.

Các diễn viên vào vai Quán Thế Âm được tuyển lựa kỹ càng. Ban tổ chức phải tìm kiếm những cô gái trong gia đình phật tử thuần thành trước lễ hội cả năm trời rồi cho ăn chay, ngồi thiền, rèn cử chỉ, dáng đi, thần thái sao cho giống đức Bồ tát. Về ngoại hình, nữ phật tử phải có gương mặt đoan trang, phúc hậu, hình tướng cao ráo, thanh thoát…; phải có học vấn, văn hóa, phẩm chất đạo đức tốt và phải thường xuyên đến chùa.

Các diễn viên vào vai Quán Thế Âm được tuyển lựa kỹ càng. Ban tổ chức phải tìm kiếm những cô gái trong gia đình phật tử thuần thành trước lễ hội cả năm trời rồi cho ăn chay, ngồi thiền, rèn cử chỉ, dáng đi, thần thái sao cho giống đức Bồ tát. Về ngoại hình, nữ phật tử phải có gương mặt đoan trang, phúc hậu, hình tướng cao ráo, thanh thoát…; phải có học vấn, văn hóa, phẩm chất đạo đức tốt và phải thường xuyên đến chùa.

Năm 2000, Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn đã được Tổng cục Du lịch xếp vào danh mục 15 lễ hội lớn của cả nước. Năm 2021, Lễ hội này được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Năm 2000, Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn đã được Tổng cục Du lịch xếp vào danh mục 15 lễ hội lớn của cả nước. Năm 2021, Lễ hội này được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Khách tham dự nghiêm trang cầu nguyện khi tượng Phật được rước qua.

Khách tham dự nghiêm trang cầu nguyện khi tượng Phật được rước qua.

Người dân, du khách đến với Lễ hội Quán Thế Âm không chỉ để trải nghiệm, tìm hiểu những giá trị tinh thần mang đậm nét lịch sử, văn hóa Phật giáo Việt Nam mà còn cầu cho quốc thái dân an, gia đình hạnh phúc.

Người dân, du khách đến với Lễ hội Quán Thế Âm không chỉ để trải nghiệm, tìm hiểu những giá trị tinh thần mang đậm nét lịch sử, văn hóa Phật giáo Việt Nam mà còn cầu cho quốc thái dân an, gia đình hạnh phúc.

Khi phần lễ chính kết thúc, người dân chen chân sờ tượng phật Quán Thế âm để cầu sức khỏe và may mắn.

Khi phần lễ chính kết thúc, người dân chen chân sờ tượng phật Quán Thế âm để cầu sức khỏe và may mắn.

Đọc thêm