Bóng hồng duy nhất trong đời Tổng thống Diệm

(PLO) - Trong những bí ẩn vây quanh cuộc đời Ngô Đình Diệm, một trong những câu hỏi mọi người băn khoăn nhất là ông Diệm có yêu đương tình ái hay không? Có thông tin cho rằng ông mắc chứng bất lực, thậm chí còn có đồn đoán ông Diệm thuộc những người “giới thứ ba”. 
Ông Diệm không có người đàn bà nào trong đời ngoài thiếu phụ bí ẩn ông Diệm gọi là “con Mệ nó”.
Ông Diệm không có người đàn bà nào trong đời ngoài thiếu phụ bí ẩn ông Diệm gọi là “con Mệ nó”.
Ông Diệm có... bất lực?
“Trước đây có dư luận lưu truyền trong dân gian là ông Diệm bất lực, ông Diệm có tướng ngũ đoản và cơ quan sinh dục không như người bình thường. Do đó Tổng thống Diệm không lập gia đình và cứ đứng gần đàn bà thì ông đỏ mặt thẹn thùng. 
Nhiều người bạn của chúng tôi, kể cả những người gần Tổng thống nhất cũng như trong hàng ngũ đối lập, đều thắc mắc về các tiểu tiết mà họ cho là hấp dẫn, ly kỳ cần tìm hiểu: Tổng thống có như một người bình thường về cơ quan sinh dục không. Cái quan trong gấp trăm ngàn lần thì không để ý, song cái “tiểu tiết đó” xem ra thiên hạ thắc mắc lắm. Rồi người ta chế tạo ra nhiều giai thoại rất ly kỳ. 
Ông Phạm Văn Nhu, nguyên Chủ tịch Quốc hội thời Tổng thống Diệm, trong buổi trà đàm cho biết rằng, ông biết Tổng thống Diệm và hai người thân với nhau từ năm 11 - 12 tuổi ở xứ Huế. Những năm thơ ấu đó, trong những lúc hai người sống rất tự nhiên theo sự tự nhiên của tuổi trẻ, ông Phạm Văn Nhu không thấy có gì khác lạ nơi con người ông Ngô Đình Diệm. 
Nghĩa là Tổng thống Diệm hoàn toàn bình thường về cơ thể như tất cả mọi người. Điều này thiết tưởng cũng nên tìm hiểu vì ai cũng hiểu rõ rằng, yếu tố tâm sinh lý trong một con người lãnh đạo là rất quan trọng.
Năm 1948, Thượng thư Ngô Đình Diệm vào miền Nam, khi thì ông ở Vĩnh Long với người anh Ngô Đình Thục, khi thì ông lên Sài Gòn ngụ tại khu Thánh Đường Saint Pierre. Có một thời gian, ông Diệm đã sống tại nhà thờ Cha Tam Chợ Lớn.
Khu Thánh đường ấy, 15 năm sau (1948 – 1963), ông Diệm trở lại lần cuối cùng rồi vĩnh viễn ra đi về cõi thiên cổ. Ông Diệm thích tâm sự hàn huyên với Cha Tam, nên dù đi đâu xa, ông vẫn lưu nhớ. 
Năm 18 - 19 tuổi, khi ông Diệm đang là sinh viên trường Hậu Bổ, vào một buổi sáng mùa hè nọ, ông đang ngồi đọc sách trên lầu tại nhà bà chị ông, tức Bà Cả Lễ, thì ba bốn cô gái Huế đến chơi nhà bà Cả Lễ. Vốn là những tiểu thơ khuê các trong một xã hội mà làn sóng lãng mạn phương Tây đang đổ xô vào tâm hồn giới trẻ (tiểu thuyết Tố Tâm 1922 là một thí dụ), các nàng tiểu thơ kia đã tìm cách chọc ghẹo, chài mồi cậu ấm Diệm, tuy lùn nhưng bộ mặt điển trai. 
Giữa đất thần kinh của Vua Chúa quan quyền, cậu ấm Diệm trở thành đối tượng cho lòng say mê của bao nhiêu tiểu thơ. Nhưng hôm ấy, trước sự mồi chài, chọc ghẹo của các cô, “cậu ấm” Diệm bỗng nhiên nổi nóng, đứng từ trên lầu mắng các cô, những rằng “con gái gì mà hư thân trắc nết như rứa”.
Thêm vào đó, cậu ấm Diệm khi còn học ở trường Pellerin đã từng nuôi mộng đi tu để trở thành một sư huynh sau này. 
Từ buổi cậu bất thần nổi giận với các cô, cả vùng Phú Cam các cô rủ nhau phê bình: “Cậu Diệm sợ đàn bà con gái”. Cũng từ đó, khi trở thành tri phủ Hòa Đa, Tuần Vũ Phan Thiết, ông Diệm đã “ở vậy” dù có rất nhiều gia đình đường quan vị vọng đánh tiếng gả con gái cho ông.
Cho đến năm 1948, khi ông Diệm đã gần tuổi ngũ tuần, giới thân cận của ông không ai nghe thấy ông Diệm nói chuyện về đàn bà con gái. Phần vì nể ông, cho nên những lần trò chuyện với ông cũng chẳng ai đề cập làm chi. 
Lại có một số người “đạo đức giả” mỗi khi gặp ông toàn nói chuyện tu hành đạo đức, cho nên trong ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày, ông Diệm đã không có dịp nào sử dụng ngôn ngữ về thế giới đàn bà và tình ái. Rồi dần dần, mỗi khi nhắc đến ông Diệm, người thân và cộng sự viên của ông đứng riêng trong một thế giới không vướng mắc mùi “tục lụy”.
Sau này khi ông Diệm chấp chính, cho đến năm 1963 người ta lại càng hồ nghi rồi trở nên tin tưởng ông “bất thường sinh lý”. Quanh cái tiểu tiết đáng tò mò này, giới có ăn học lại thường đem ra phân giải theo sự ăn học.  Giới bình dân thì lại rỉ tai nhau theo máu trào phúng của giới bình dân. 
Sau vụ đảo chính 11/11/1960, một luật sư, lúc ấy đã phẩm bình trong lúc hơi men chấp choáng, đại ý rằng: “Ông Diệm thì liệt, ông Nhu không hiểu làm sao, cho nên bà Nhu mới tha hồ khống chế tung hoành theo cái luật âm thịnh dương suy”.
Đuổi theo bóng hồng từ Sài Gòn ra Nha Trang
Như trên đã viết, ông Diệm là một người bình thường trong phần “cơ cấu quan hệ của thân thể”. Giáo sư Phạm Văn Nhu kể lại sau:
Vào một buổi sáng đẹp trời, năm 1948, ông Diệm từ nhà thờ Cha Tam đến tìm ông ở trụ sở nhóm Hoa Lư Tinh Thần (nhà Luật sư Kim). Hôm ấy, ông Diệm vui tươi lắm, mất hẳn sự ưu tư khắc khổ. Ông Nhu nghi trong bụng có lẽ “cụ Thượng Thư” mới nhận được tin tốt lành đây. Ông Diệm bảo ông Phạm Văn Nhu: “Mọi công chuyện hãy xếp vào đó, sáng nay bọn mình đi Sở Thú”. 
Ông Diệm đã tâm tình với ông Nhu: “Tôi thương con Mệ nó hiền đức, tuy lấy Tây mà nó vẫn còn tình nghĩa với người đồng bào”.
Ông Diệm đã tâm tình với ông Nhu: “Tôi thương con Mệ nó hiền đức, tuy lấy Tây mà nó vẫn còn tình nghĩa với người đồng bào”.
Rồi hai người “thả ga” lên Sở Thú. Dọc đường ông Diệm đề nghị “bọn mình ghé tiềm nào uống ly cà phê chơi”. Và đó cũng là một điều lạ khiến ông Nhu thắc mắc: “Hẳn ông già phải có một chuyện chi quan hệ lắm đây”…
Sau tuần cà phê sữa, hai người lên Sở Thú, đi một vòng thưởng ngoạn cỏ cây hoa lá chim muông. Nhưng xem chừng ông Diệm có điều gì “nao nức” khác hơn là chuyện đi chơi Sở Thú. Ở Sở Thú ra, ông Diệm có vẻ ngại ngần, đắn đo một lúc lâu, rồi bảo ông Nhu: 
“Ông cho tôi lên đường Pasteur và đường Le Grand De Laliraye (tức Phan Thanh Giản thời chế độ Sài Gòn, đường Điện Biên Phủ ngày nay - NV). Đến nơi, ông Diệm bảo ông Nhu khóa xe rồi đi theo ông. 
Hai người vào một căn nhà trên tầng hai (một dãy nhà dài, gồm nhiều căn và hầu hết là công chức người Pháp). Ông Nhu chỉ hỏi: “Cụ vào nhà ai ở đây?”. Ông Diệm vẻ mặt tươi hẳn lên và đáp: “Tôi vào thăm con Mệ nó”. 
Lần đầu tiên ông Nhu nghe thấy ông Diệm nói đến “con Mệ nó”. Trước khi vào nhà, ông Diệm nói “con Mệ nó hiền đức lắm”. 
Ông Diệm gõ cửa phòng, một người đàn ông trạc 50 tuổi ra mở cửa, vừa trông thấy ông Diệm, ông ta đã cúi đầu kính cẩn thưa: “Mời Cụ lớn vào”. Ông Diệm hỏi ngay: “Bà có nhà không?”. Người đàn ông thưa: “Bẩm cụ lớn, bà con mới vừa ra Nha Trang. Mời cụ lớn vào nhà dùng nước đã”.
 Vẫn theo lời GS Phạm Văn Nhu, ông Diệm đang vui vẻ bỗng nhăn mặt lại, không vui. Ông nói trống không: “Lạ chi hè, đi Nha Trang mà không cho biết hỉ”. Ông Diệm đứng bất thần một lúc rồi hỏi người đàn ông: “Ông có biết bà ra Nha Trang ở nơi mô không, ông có địa chỉ không?”. 
Người đàn ông đáp có biết. Ông Diệm bỗng vui hẳn lên rồi tíu tít quay sang phía ông Nhu: “Ông có mang giấy bút, ông ghi lại cho tôi ngay”.
Ông Nhu nghĩ bụng hẳn ông Diệm lui tới căn nhà này luôn nên gia nhân mới thân mật mời chào như vậy.
Căn nhà đó lần đầu tiên ông Phạm Văn Nhu đến thăm, và ông cũng là người duy nhất được ông Diệm tin cẩn cho theo. Khi đã có địa chỉ rồi, ông Diệm rất mừng, trở về và bảo ông Nhu phải sửa soạn hành lý đi ra Nha Trang ngay để thăm “cho biết”.
Dọc đường trở về nhà, ông Diệm đã tâm tình với ông Nhu là: “Con Mệ nó” tuy lấy Tây, tuy là đàn bà bị người khinh rẻ, nhưng lòng dạ tốt lắm, và rất thương mọi người. Nhờ “con Mệ nó” (ông Diện nhắc đi nhắc lại nhiều lần) ông đã cứu được nhiều người bị mật thám bắt. 
Ông Diệm cho biết thêm, chồng “con Mệ nó” là người Pháp tòng sự tại Sở mật thám liên bang bót Cantinat (nằm trên đường Đồng Khởi ngày nay - NV), mỗi khi có bạn bè hay người quen thuộc phe quốc trị bị mật thám bắt, ông Diệm lại nhờ “con Mệ nó”, lập tức chồng “con Mệ nó” can thiệp trả tự do ngay.
(Sau này cũng vì một vụ can thiệp như vậy, do ông Diệm nhờ cậy qua trung gian “con Mệ nó”, người chồng Pháp của bà bị sa thải rồi thất nghiệp, sau phải lên Đà Lạt làm cho một hãng sửa xe hơi. Rồi người chồng của bà đã bị chết trong một vụ tai nạn máy bay trên không phận Sài Gòn).
Ngày hôm sau hai ông đã có mặt tại Nha Trang. Ông Nhu đi kiếm địa chỉ trước, để về cấp báo cho ông Diệm “con Mệ nó” của ông đang ở nơi mô. Khi gặp bà ta, ông Nhu mới ngã ngửa người kinh ngạc. 
Người đàn bà này không ai khác hơn là cô gái Huế mới thuở nào hai người từng quen mặt biết tên và cô gái Huế xinh tươi thuở ấy đã từng biết mặt, nghe tên “cậu ấm Diệm”.
Qua bao nhiêu năm xa cách, ông Nhu không hiểu từ một duyên cớ nào, người phụ nữ trên  đã đem thân lưu lại đến tận Sài Gòn và trở thành một người da trắng. Ông Nhu cho biết thêm: “Đây là người đàn bà thuộc sắc nước hương trời, ăn nói lại có duyên dáng mặn mà”. 
Ông Diệm đã tâm tình với ông Nhu: “Tôi thương con Mệ nó hiền đức, tuy lấy Tây mà nó vẫn còn tình nghĩa với người đồng bào”.
Bà ta ra Nha Trang lần ấy để thăm xứ Thùy Dương lần cuối cùng, trước khi sang Pháp sống lưu lạc nơi quê chồng. Biết đâu ông Diệm đã chẳng từng nuôi cơn mộng sầu nhớ thiên thu của tình trường. Chỉ biết rằng, vẫn theo lời ông Nhu, từ đấy rồi… thôi, riêng ông không bao giờ nghe thấy ông Diệm nhắc lại, ba tiếng “con Mệ nó” với bao nhiêu náo nức như lần đi thăm Sở Thú và đến Nha Trang./.

Đọc thêm