Cách ăn uống cho bệnh nhân ung thư thay xạ trị

(PLO) - Thay vì di xạ trị, một bệnh nhân ung thư đã sử dụng phương pháp ăn uống khoa học để ức chế tế bào ác tính.
Cách ăn uống cho bệnh nhân ung thư thay xạ trị

Bà Lưu Thị Trung, 68 tuổi, nhà ở phố Thái Hà, quận Đống Đa, Hà Nội mắc ung thư đại trực tràng cách đây hơn 2 năm. 

Sau khi phẫu thuật, bà băn khoăn chọn lựa giữa cách xạ trị, hóa trị và cách chữa ung thư mới của một giáo sư người Việt sinh sống ở nước ngoài.

Qua tham khảo một số người bệnh đã từng chữa theo phương pháp này, đọc sách báo, cuối cùng bà Trung quyết định không xạ trị mà trở về nhà.

Thời gian đầu, bà dùng các loại thuốc theo chỉ định của giáo sư. Thuốc chủ yếu có tác dụng tăng khả năng miễn dịch, đào thải độc tố. 

"Khi chưa gặp giáo sư, tôi tập trung ăn thức ăn bổ dưỡng, uống nhiều sữa và nước cam vì nghĩ là bổ. Sau đó, giáo sư đã tư vấn cho tối thực đơn nhằm bỏ đói tế bào ung thư. Đó là đoạn tuyệt với thịt đỏ (bò, lợn, chó, dê), chỉ ăn thịt gia cầm, tôm, cá", bà Trung kể.

ung thư, ung thư đại trực tràng, ung thư vú, chẩn đoán ung thư, dấu hiệu ung thư, điều trị ung thư, chữa ung thư, gạo mầm, thịt đỏ
Ăn thịt gia cầm, tôm, cá

Về tinh bột, ban đầu bà dùng nhiều gạo lứt với muối vừng, về sau trở lại dùng cơm như bình thường, vẫn ăn thêm gạo lứt, gạo mầm; không ăn đồ nướng, kiêng rau muống, rau má. 

"Tôi được khuyên dùng nhiều rau sống, nhất là ăn càng nhiều diếp cá càng tốt. Tôi cũng ăn nhiều loại rau màu trắng như giá, bắp cải", bà Trung chia sẻ.

Bà tuyệt đối không dùng sữa bò, sữa dê tươi cũng như sữa bột để tránh kích thích tế bào ác tính phát triển. Thỉnh thoảng bà dùng sữa đậu nành và kiêng hoàn toàn dưa muối, đường, các loại hoa quả ngọt. 

"Bác sĩ khuyên tôi uống nước chanh pha mật ong hàng ngày. Sáng nào tôi cũng uống một cốc. Tôi chỉ ăn hoa quả có vị chua như ổi, bưởi, không ăn hoa quả ngọt như cam. Hiện tại tôi ăn uống bình thường, mỗi bữa được 2 lưng cơm, mỗi tuần ăn vài bữa gạo mầm và gạo lứt", bà Trung cho biết. 

Hiện tại, kết quả kiểm tra sức khỏe của bà cho thấy nồng độ CEA xuống thấp gần như mức bình thường. 

CEA là một protein thường được tìm thấy trong mô của thai nhi. Nồng độ của protein này trở nên rất thấp hoặc biến mất sau khi trẻ ra đời. Ở người lớn, nồng độ CEA bất thường có thể là dấu hiệu của ung thư. Xét nghiệm CEA thường được sử dụng để theo dõi việc điều trị của bệnh nhân ung thư đại tràng. 

Hơn 2 năm kể từ khi mắc bệnh, bằng việc áp dụng chế độ dinh dưỡng nói trên, sức khỏe bà Trung rất ổn định. Hàng ngày, bà vẫn dậy sớm chợ búa, cơm nước cho cả gia đình cũng như đảm nhận việc trông cháu nhỏ. 

Các nhà khoa học cũng đã chứng minh một số loại rau có tác dụng ngăn ngừa các tế bào ác tính phát triển:

Bắp cải: là một loại rau làm cho bạn mạnh mẽ hơn và được xem là rau thuốc. Hợp chất Indole-3-carbinol có trong bắp cải ngăn chặn sự phát triển của bệnh ung thư vú. Indole-3-carbinol chuyển đổi các ảnh hưởng có hại của estrogen thành một hợp chất hữu ích.

Súp lơ: Bên cạnh bắp cải, các loại rau họ cải khác là súp lơ là thực phẩm chiến đấu lại bệnh ung thư. Súp lơ có thể lại chống ung thư bàng quang, ung thư vú, ung thư ruột kết, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư buồng trứng. Súp lơ giúp cơ thể giải độc, nó là một chất chống oxy hóa và nó có đặc tính kháng viêm.

Nấm: Nấm rất giàu vitamin B và sắt. Nó cũng được biết đến có khả năng chống lại bệnh tiểu đường, ngăn ngừa các khối u, chống oxy hóa, chống dị ứng, chiến đấu cholesterol và tăng khả năng miễn dịch.

Bông cải xanh: Sulforaphane có trong rau họ cải như bắp cải, súp lơ và bông cải xanh có thể chống ung thư. Hợp chất này giúp ngăn ngừa sự phát triển của khối u.

Cà rốt

Beta carotene và falcarinol được tìm thấy trong cà rốt giúp chống ung thư. Tiêu thụ cà rốt có thể chống lại các bệnh ung thư như: ung thư phổi, ung thư miệng, ung thư cổ họng, ung thư dạ dày, ung thư ruột, ung thư bàng quang, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú.

Khoai lang

Polyphenol chất chống oxy hóa axit caffeic và tri-caffeoylquinic acid có trong khoai lang giúp chống ung thư như ung thư phổi, ung thư mật, ung thư thận, ung thư gan và ung thư vú.

Bưởi

Bưởi được được biết có khả năng chống lại bệnh tiểu đường và thúc đẩy giải độc trên cơ thể. Nó cũng là một trong những thực phẩm chiến đấu lại ung thư đại tràng. Flavonoid trong bưởi làm chậm quá trình sản xuất ra tế bào ung thư.

Nho: Các nghiên cứu đã chứng minh nho là thực phẩm chiến đấu chống lại ung thư. Nhưng điều quan trọng cần lưu ý hạt nho chứa proanthocyanidins hóa chất giúp chống lại ung thư ruột kết, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú .

Cà chua: Cà chua là một nguồn cung cấp vitamin A, C, và E và hợp chất chống ung thư là lycopene. Chất chống oxy hóa này giúp chống lại các gốc tự do và các tế bào ung thư. Vitamin C trong cà chua giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào có thể dẫn đến ung thư. Cà chua là thực phẩm tuyệt vời để chống lại ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư miệng, ung thư tuyến tụy và ung thư ruột kết.

Mâm xôi, dâu tây: Quả mâm xôi và dâu tây có chứa chất chống oxy hóa có thể chống lại tế bào ung thư đặc biệt là ung thư dạ dày, ung thư ruột kết và ung thư vú. Acid ellagic có trách nhiệm để ngăn ngừa ung thư da, bàng quang, phổi và thực quản.

Đu đủ: Đu đủ có chứa các hợp chất beta carotene và lycopene rất hiệu quả trong cuộc chiến chống các gốc tự do. Isothiocyanates từ đu đủ cũng bảo vệ các tế bào di căn thành ung thư. Do đó điều này làm cho đủ đủ trở thành “superfood” chống lại ung thư.

Chanh: Quả chanh có chứa limonene giúp tăng khả năng miễn dịch giết chết các tế bào ung thư. Cchanh là một cách tuyệt vời để chống lại các gốc tự do.

Hạt lanh: Hạt lanh có thể ngăn chặn sự phát triển và lây lan của các tế bào ung thư. Hạt lanh giúp tránh được ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú.

Tỏi: Tỏi có thể làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày, ung thư ruột kết, ung thư thực quản, ung thư tuyến tụy và ung thư vú.

Nghệ: Curcumin trong củ nghệ là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ làm chậm lại sự phát triển và lây lan của bệnh ung thư.

Trà xanh: Trà xanh có thể được dùng để tăng tốc độ trao đổi chất và giảm cân. Trà xanh cũng có thể ngăn chặn sự lây lan của bệnh ung thư.

Sản phẩm đậu nành:Một số chất có trong đậu nành có liên quan với việc giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú. Bên cạnh chống ung thư các sản phẩm đậu nành có thể giúp chống lại cholesterol xấu và huyết áp cao .

Dưa hấu: Lycopene có mặt trong cà chua cũng được tìm thấy trong dưa hấu. Lycopene là một hợp chất có thể chống ung thư.

Chữa ung thư bằng cách phẫu thuật cắt bỏ khối u, rồi xạ và hóa trị hay áp dụng chế độ dinh dưỡng, kiêng một số thực phẩm hiện vẫn còn gây nhiều tranh cãi. 

Trong quá trình điều trị ung thư, dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng và cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Người bệnh cần tìm hiểu rõ để thực hiện chế độ ăn uống cho phù hợp với từng loại ung thư, giai đoạn của bệnh và thể trạng.

Đọc thêm