Muốn mua cả tháp Eiffel
Cách đây không lâu, dư luận được dịp xôn xao vì thông tin triệu phú gốc Việt mua tháp Eiffel. Thông tin được lan truyền từ tờ báo Le Monde của Pháp.
Theo Le Monde, triệu phú gốc Việt Chuc Hoang đang muốn mua lại Société de la Tour Eiffel (Công ty Tháp Eiffel). Công ty này đúng là do kỹ sư Gustave Eiffel thành lập năm 1889 để quản lý tháp Eiffel.
Tháp Eiffel vốn là công trình nổi tiếng toàn thế giới, là biểu tượng của nước Pháp nên việc một tư nhân đòi sở hữu tháp Eiffel đã gây sự chú ý không nhỏ. Và tên tuổi của Chuc Hoang bỗng dưng được nhắc tới nhiều.
Thậm chí, có tờ báo của Pháp còn dành hẳn một bài báo viết về chân dung triệu phú gốc Việt này. Theo đó, ông Chuc Hoang sinh ra tại tỉnh Thái Bình (miền Bắc Việt Nam) vào thời Đông Dương. Cha ông là thẩm phán, có thời gian làm chủ tọa tòa án quân sự.
Hồi thời thiếu niên, ông Chuc Hoang đã sang Pháp học Trường Trung học Saint-Louis, rồi Trường Bách khoa Paris. Sau khi rời ghế trường, ông miệt mài làm việc và trở thành doanh nhân thành đạt.
Tạp chí Challenges (Pháp) đã phát hiện ra ông, tính toán giá trị cổ phiếu của ông và đưa ông vào danh sách 200 doanh nhân giàu nhất nước Pháp. Trong danh sách này, ông Chuc Hoang đứng thứ hạng 176 với tài sản ước tính 290 triệu euro.
Tuy nhiên, chỉ một ngày sau khi ông Chuc Hoang gây ồn ào với thông tin muốn mua tháp Eiffel, đã có bài báo phủ nhận thông tin này.
Sắm 2 thuỷ phi cơ trị giá 45 tỉ
Một đại gia khác gây sự chú ý của dư luận và nhanh chóng nổi tiếng khi bỏ tiền túi ra mua 2 chiếc thủy phi cơ thuộc hàng hiếm ở Việt Nam. Đại gia này là Chủ tịch Tập đoàn Thiên Minh - ông Trần Trọng Kiên.
2 chiếc thủy phi cơ Cessna Grand Caravan EX từ nhà chế tạo máy bay Cessna (Mỹ) đã được bàn giao cho hãng hàng không Hải Âu (Hai Au Aviation, thuộc tập đoàn Thiên Minh vào hồi tháng 6 vừa qua. Giá của mỗi chiếc thủy phi cơ này khoảng 3,2 triệu USD (tương đương 45 tỷ đồng). Số tiền trên chỉ bao gồm giá phi cơ và giá phao theo hợp đồng ký kết, chưa tính các chi phí khác như thuế, phí, lệ phí thông quan. Như vậy, hai chiếc thủy phi cơ này đã “ngốn” gần trăm tỷ đồng của đại gia Thiên Minh.
Ông Kiên mua riêng 2 chiếc thuỷ phi cơ có trị giá 45 tỉ đồng |
Theo kế hoạch, 2 chiếc máy bay này sẽ về đến sân bay Nội Bài (Hà Nội) vào tháng 8 và bắt đầu khai thác phục vụ du lịch từ tháng 9.
Bỏ nghìn tỉ tậu hàng trăm tàu thuỷ, máy bay để…đánh cá
Mới đây nhất, dư luận xôn xao khi ông Phạm Ngọc lâm - chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đức Khải, một đại gia Sài Gòn nói rằng sẽ bỏ ra hàng nghìn tỷ đồng để sắm 100 chiếc tàu thuỷ và máy bay trực thăng ra Hoàng Sa đánh cá.
Ông này cho biết, do căm tức trước sự việc Trung Quốc ngang ngược đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam nên muốn sử dụng 95 chiếc tàu có công suất từ 500 - 1.500 mã lực, được trang bị hiện đại để khai thác thủy hải sản ở 5 ngư trường lớn gồm: Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định và Khánh Hòa.
Đại gia Phạm Ngọc Lâm đang gây xôn xao dư luận về quyết định mua hàng trăm tàu thuỷ và máy bay để đánh cá |
5 chiếc còn lại dùng trong công việc cứu hộ, cứu nạn, hậu cần. Ngoài ra, vị đại gia này còn tính mua 2 chiếc máy bay trực thăng (giá mỗi chiếc khoảng 30 tỷ đồng) để phục vụ việc cứu hộ, cứu nạn trong các tình huống khẩn cấp cho các ngư dân trên biển.