Việc giảm vai trò của các DNNN cũng sẽ giúp ngăn chặn nguy cơ gia tăng nợ xấu trong lĩnh vực ngân hàng.
Cũng theo BMI, việc nới tỷ lệ sở hữu (room) cho các nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp sẽ hỗ trợ thanh khoản thị trường, thúc đẩy phát triển thị trường tài chính và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Việc giới hạn sở hữu với các nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp tư nhân và niêm yết tại Việt Nam có thể hạn chế sự phát triển của các thị trường tài chính.
Các quỹ đầu tư nước ngoài phải đối mặt với những khó khăn ngày càng tăng trong việc quản lý danh mục đầu tư (của mình). Đặc biệt là đầu tư vào các cổ phiếu vốn hóa lớn, khi hầu hết trong số 30 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam đều đã chạm, hay gần chạm giới hạn sở hữu của cổ đông nước ngoài.
Việc nới room có thể tác động tích cực tới việc khuyến khích thanh khoản trên thị trường chứng khoán. Các nhà đầu tư nước ngoài tham gia nhiều hơn vào thị trường chứng khoán Việt Nam cũng sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển. Đây sẽ là nguồn doanh thu tiềm năng cho các ngân hàng thương mại Việt Nam đang muốn mở rộng sang cung cấp các dịch vụ đầu tư ngân hàng và thị trường tài chính khác.
“Các tập đoàn đa quốc gia đang chờ đợi nhiều vào việc thúc đẩy cải cách thị trường tự do hơn nữa của chính phủ trong những năm tới. Có thể bao gồm việc mở cửa các ngành công nghiệp mà DNNN đang chi phối cho cạnh tranh nước ngoài. BMI chờ đợi đầu tư lĩnh vực tư nhân, nơi vốn FDI chảy vào nhiều, đóng một vai trò chủ chốt trong định hướng tăng trưởng kinh tế dài hạn tại Việt Nam”, báo cáo nêu rõ./.