Dạo quanh các quán café trong thành phố, người ta chẳng còn lạ lẫm gì với bánh chậu cây, kẹo bông trà sữa, bánh gấu, bánh bao hình thú hay thậm chí cả quả tim người bằng sô-cô-la, thạch “nhũ hoa” trên bàn. Nhìn qua là biết các đồ vật này có thể ăn được, nhưng ít ai ngờ đó là những chiếc bánh ngọt thông thường.
Người dân Việt Nam còn lạ lẫm với sự sáng tạo này nhưng ở các nước phương Tây người ta có hẳn một ngành công nghiệp mô phỏng đồ ăn. Không ít người coi nó là nghệ thuật sáng tạo. Pawel Poptrowski, tác giả của cuốn sách ẩm thực “cosplay” gọi đây là nghệ thuật “đánh lừa thị giác” cho người mới nhìn lần đầu.
Hàng ngày, trên các vlog ẩm thực, ta có thể bắt gặp hàng loạt clip “biến hóa” đồ ăn tài tình này. Ngược lại, ở Nhật Bản người dân lại thích làm thức ăn giả. Ở khắp nước Nhật, các mẫu thức ăn giả xuất hiện phổ biến trong những tủ kính hoặc cửa sổ trưng bày trước mỗi nhà hàng. Trước kia, chúng được làm từ sáp, ngày nay chúng thường được làm bằng nhựa.
Không chỉ dùng để mô phỏng món ăn thật mà chúng đã được nâng lên thành một hình thức nghệ thuật thật sự. Hàng năm, những cuộc thi làm thức ăn giả từ nhựa và những vật liệu khác thường xuyên được tổ chức và thu hút những nghệ nhân trên khắp đất nước.
Việc làm món ăn mô hình không chỉ xuất phát từ nhu cầu trưng bày của các nhà hàng mà nó đã lớn mạnh đến nỗi đã phát triển thành một ngành công nghiệp thực phẩm nhựa tại Nhật Bản, cung ứng sản phẩm cho nhiều quốc gia khác.
Nhìn chung, các đồ ăn ngộ nghĩnh đều được làm từ công thức bánh cơ bản, có thể là cupcake, tiramisu, mousse hay bánh bao thường. Chỉ có điều, nhờ sự sáng tạo của giới trẻ, chúng có thể biến hóa thành bất cứ thứ gì.
Bánh ngọt y như hình chậu cây khiến bạn trẻ mê mẩn |
Khi tiệm café hỏi mình có thể làm những chiếc bánh handmade có hình thù kỳ lạ được không, họ yêu cầu những chiếc bánh đó thật dễ thương, mình không nghĩ có gì khó cả. Ví dụ như bánh chậu cây, chỉ cần trổ tài làm bánh mousse vào một chiếc cốc giống cái chậu, xay đều bánh quy sô-cô-la rồi phủ đều lên trên bánh như ngọn tháp, khéo léo cắm một chiếc lá bạc hà là ta đã có một cây xinh xắn. Mình còn sáng tạo thêm bánh gấu, bánh cà rốt, bánh dưa hấu giống các clip hướng dẫn trên mạng.
Làm cupcake cà rốt thì khó hơn, đầu tiên mình phải làm khô ốc quế, ổ bột làm bánh vào đến 2/3 que kem, cho vào lò nướng 15 phút ở nhiệt độ 350 độ C. Khi bánh đã nguội, mình cho vào mỗi que kem một ít kem whipping cream rồi cất vào ngăn mát của tủ lạnh trong 15 phút. Làm chảy kẹo cam bằng lò vi sóng rồi trộn đều hỗn hợp lên. Rắc cốm màu lên bánh trước khi phần kẹo đông lại, thế là mình đã có hàng chục cây cà rốt xinh xắn. Bánh dưa hấu cũng giống chị Thiên Kim từng làm thôi”.
Linh cho biết, các quán café dành cho giới trẻ đang rất yêu thích các bánh này, khách hàng đến quán chủ yếu để chiêm ngưỡng và thưởng thức chúng. Sản phẩm độc đáo của cô được check in nhiều trên lozi, foody, nhờ thế hàng nghìn bạn trẻ yêu thích tìm đến quán. Đó là động lực để cô sáng tạo nhiều món bánh lạ mắt hơn nữa.
Linh có dạy cho không ít bạn có cùng sở thích. Nhưng thật ra nếu ai đó muốn học trên youtube hay các blog đều chia sẻ rất nhiều. Các đầu bếp trên khắp thế giới biến hóa đồ ăn thường xuyên, nhất là vào ngày lễ hóa trang. Lần đầu tiên làm thử bánh này là dịp Halloween 2 năm trước. Ở lớp muốn có nhiều bánh ngón tay chảy máu, tim người và bánh quy ghê rợn nên Linh làm thử. Từ đó Linh không giới hạn làm bất cứ loại bánh nào cả.
Chi phí đầu tư cho các sản phẩm này không nhiều, hoàn toàn có thể tìm thấy ở tiệm bán đồ làm bánh. Một cốc bánh chậu cây, Linh có thể lãi 20.000 đồng. Trong một ngày, quán café thuộc dạng “hot” có thể tiêu thụ khoảng 10 - 20 cốc. Với sinh viên đây có thể là cách thu nhập khá.
Đôi khi một sự sáng tạo nhỏ trong việc trình bày đồ ăn cũng có thể làm nên thành công cho một thương hiệu trên thị trường. Nhờ sự sáng tạo của các bạn trẻ năng động này, biết đâu một ngày nào đó Việt Nam cũng phát triển được ngành công nghiệp mô phỏng đồ ăn như Nhật Bản?