Công nghệ bước từ chuyện viễn tưởng ra cuộc chiến chống COVID-19

(PLVN) - Không còn trong truyện khoa học viễn tưởng, những chú robot dễ thương đã bước ra đời thực, đi chuyển đồ, cất giọng nói trí tuệ nhân tạo (AI) dễ thương để hỗ trợ thông tin phòng chống bệnh, hoặc những máy bay không người lái nhắc mọi người đeo khẩu trang… đang hiện diện trên khắp Trung Quốc.
Một robot di động thông minh, có chức năng nhận dạng khuôn mặt và sàng lọc nhiệt độ, đang “tuần tra” tại một trung tâm dịch vụ hành chính ở Tô Châu (tỉnh Giang Tô, Trung Quốc).
Một robot di động thông minh, có chức năng nhận dạng khuôn mặt và sàng lọc nhiệt độ, đang “tuần tra” tại một trung tâm dịch vụ hành chính ở Tô Châu (tỉnh Giang Tô, Trung Quốc).

Tại Nam Kinh, thủ phủ tỉnh Giang Tô, robot được công ty thương mại điện tử hàng đầu Trung Quốc Suning.com sử dụng để thay thế người giao ở những khu phố hạn chế qua lại để đề phòng dịch bệnh. Theo Suning, robot có khả năng tải tối đa 145 lít và sẽ được khử trùng sau mỗi lần giao hàng. Với độ chính xác định vị dưới 50 mm, nó có thể vạch ra các tuyến giao hàng và tránh chướng ngại vật, hoạt động tới 10 giờ trong một lần sạc.

Tại thành phố Vũ Hán, tâm điểm của dịch bệnh, robot tham gia cung cấp vật tư y tế khẩn cấp và nhu yếu phẩm hàng ngày sau khi thành phố thực hiện các hạn chế giao thông nghiêm ngặt.

Một robot của công ty thương mại điện tử hàng đầu Trung Quốc Suning.com giao hàng tại một khu dân cư ở Nam Kinh (Giang Tô, Trung Quốc). Ảnh: Tân Hoa xã.
Một robot của công ty thương mại điện tử hàng đầu Trung Quốc Suning.com giao hàng tại một khu dân cư ở Nam Kinh (Giang Tô, Trung Quốc). Ảnh: Tân Hoa xã. 

Trong trường hợp khẩn cấp về y tế như thời gian xảy ra dịch bệnh COVID-19, thế giới càng nhận thức được, áp dụng hiệu quả công nghệ có tác dụng như thế nào.

Bruce Aylward, Trưởng phái đoàn của Tổ chức Y tế Thế giới Trung Quốc (WHO), cho biết, sau chuyến đi nghiên cứu thực địa kéo dài 9 ngày tại Trung Quốc, ông rất ấn tượng với cách tiếp cận thực tế, có hệ thống và sáng tạo của nước này để kiểm soát ổ dịch.

Sau khi dịch bệnh bùng phát, Công ty TNHH Cơ điện và Hàng không vũ trụ Tô Châu đã ngay lập tức huy động 9 bộ thiết bị "bệnh viện di động" để hỗ trợ các bệnh viện tạm thời ở Vũ Hán.

Thiết bị này bao gồm các phương tiện chuyên dụng có thể hỗ trợ nhân viên cứu hộ trong các ca phẫu thuật, viễn thông, điện và các lĩnh vực khác.

Để xử lý chất thải y tế đúng cách, Công ty TNHH Máy móc Nam Kinh (thuộc Tập đoàn đóng tàu Trung Quốc CSSC) đã đưa vào vận hành cabin đốt rác di động ở Vũ Hán, với kích thước bằng ba thùng chứa tiêu chuẩn, có thể mỗi ngày đốt 5 tấn chất thải y tế thành tro vô hại trong vòng 20 phút.

Ảnh chụp vào ngày 19/2/2020 về hoạt động của các cabin đốt rác thải y tế.
 Ảnh chụp vào ngày 19/2/2020 về hoạt động của các cabin đốt rác thải y tế.

Các phòng cách ly được in 3D cũng được đưa vào sử dụng ở tỉnh Hồ Bắc, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong dịch bệnh. Theo các nhà phát triển - một công ty vật liệu có trụ sở tại Tô Châu, các phòng rộng khoảng 10 mét vuông đều được trang bị đầy đủ điều hòa không khí, phòng tắm và vòi hoa sen cho bệnh nhân cách ly.

Các công ty công nghệ trên khắp Trung Quốc đã vào cuộc chống dịch thực sự tích cực. Một nhóm nghiên cứu và phát triển từ Công ty TNHH Công nghệ Điện tử Cáp quang Cáp Nhĩ Tân chỉ mất 5 ngày để phát minh ra một loại nhiệt kế quang phổ mới. "Nhiệt kế có thể phát hiện nhiệt độ cơ thể bất thường ở bán kính 30 mét trong chưa đầy một giây", Qu Bo - Phó tổng giám đốc của công ty có trụ sở tại Hắc Long Giang cho biết.

Một kỹ thuật viên của Công ty TNHH Công nghệ Điện tử Quang Cáp Cáp Nhĩ Tân điều theo dõi hoạt động của kế quang phổ ở Cáp Nhĩ Tân (tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc). Ảnh: Tân Hoa Xã.
 Một kỹ thuật viên của Công ty TNHH Công nghệ Điện tử Quang Cáp Cáp Nhĩ Tân điều theo dõi hoạt động của kế quang phổ ở Cáp Nhĩ Tân (tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc). Ảnh: Tân Hoa Xã.

Các nhà khoa học Trung Quốc đang chạy đua để tạo ra những đột phá khoa học và công nghệ trong điều trị bệnh. Ông Đinh Tương Dương, Phó tổng thư ký Hội đồng Nhà nước, cho nay rằng nước này đã áp dụng các phương pháp điều trị kết hợp giữa y học cổ truyền Trung Quốc và Tây y.

Còn các chuyên gia tại Vô Tích (tỉnh Giang Tô) đã phát triển một bộ xét nghiệm hạt nhân nhanh chóng, có thể sàng lọc người bệnh trong vòng 15 phút. Tổng cộng có 14 sản phẩm xét nghiệm đã được phê duyệt cho sử dụng lâm sàng, giới chức Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết.

Ảnh chụp một mã QR cho hành khách đăng ký thông tin của họ và theo dõi lại các tuyến đi của họ trong một chuyến tàu điện ngầm ở Nam Kinh (Giang Tô, Trung Quốc).
 Ảnh chụp một mã QR cho hành khách đăng ký thông tin của họ và theo dõi lại các tuyến đi của họ trong một chuyến tàu điện ngầm ở Nam Kinh (Giang Tô, Trung Quốc).

Vắc xin cũng đang được phát triển với tốc độ hiếm thấy ở Trung Quốc. Một số vắc-xin chống lại virus corona dự kiến sẽ được đưa vào thử nghiệm lâm sàng vào tháng 4. Theo ông Trịnh Trung Vĩ, Giám đốc Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Y tế của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, việc nghiên cứu và phát triển vắc-xin được thực hiện theo luật pháp và các yêu cầu kỹ thuật, và các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã duy trì trao đổi với WHO về tiêu chuẩn vắc-xin, sao cho có thể sản xuất vắc-xin càng sớm càng tốt trong khi vẫn đảm bảo tính an toàn và hiệu quả của nó.

Đọc thêm