Đại biểu Quốc hội lên tiếng về điều hòa diệt virus

Khi Báo Pháp luật Việt Nam khởi đăng loạt bài “điều hòa diệt virus”, tại nghị trường, Chính phủ cũng trình Quốc hội dự án Luật  bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Nhân sự kiện này, PV đã có cuộc trao đổi nhanh với các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) về “hiện tượng” điều hòa diệt virus.

Khi Báo Pháp luật Việt Nam khởi đăng loạt bài “điều hòa diệt virus”, tại nghị trường, Chính phủ cũng trình Quốc hội dự án Luật  bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Nhân sự kiện này, PV đã có cuộc trao đổi nhanh với các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) về “hiện tượng” điều hòa diệt virus.

ĐB Nguyễn Lân Dũng (Đăk Nông): Người dân phải tự bảo vệ mình

c
ĐB Nguyễn Lân Dũng

Người dân có quyền được thông tin nhưng không phải thông tin nào cũng có thể đưa lên đại chúng. Lấy ví dụ quảng cáo nước mắm không có vi khuẩn, thực tế nước mắm nào cũng không có vi khuẩn. Quảng cảo thế chỉ lợi cho anh nước mắm, một hãng nước mắm cụ thể thôi.

Còn virus chỉ 50 độ C là chết, nhưng cái virus này có lây bệnh sang người không thì chưa xác định rõ, giống như lợn tai xanh có lây sang người hay không. Chúng ta cũng chưa làm rõ dịch bệnh ở lợn hay cả H1N1, H5N1 đã làm chết bao nhiêu người, nguy hiểm ra sao nhưng lại cứ “làm quá” lên sẽ thiệt hại cho người nông dân.

Khi chưa thể tin vào các thông tin quảng cáo thì trước hết người dân phải tự bảo vệ mình. Giết thịt con gà, mổ con lợn phải đun nước sôi, đi găng tay, khi có bệnh nhà nào xử lý nhà đó, chứ trông chờ điều hòa nó diệt mà mình không chủ động phòng trước thì nguy cơ không tránh khỏi.

Một ĐB (giấu tên): Phải chờ kết luận của cơ quan chức năng

Các cơ quan chức năng cần nhanh chóng vào cuộc để làm rõ thực hư chuyện này. Trong khi chờ kết luận thì phải khuyến cáo người dân nên thận trọng trước khi lựa chọn sản phẩm. Nếu không người tiêu dùng rất hoài nghi, gây những hiệu ứng xã hội không tốt. Hơn nữa, để có được một chiếc điều hòa mà nhà sản xuất cho rằng diệt được H1N1, người tiêu dùng phải chịu đắt thêm 1-2 triệu đồng.  Đây có phải là hình thức “móc túi” người tiêu dùng không thì phải chờ kết luận cuối cùng của cơ quan có trách nhiệm.

ĐB Vũ Hồng Anh (Hà Nội): Không thể vì lợi nhuận mà quên trách nhiệm với xã hội

c
ĐB Vũ Hồng Anh

Điều hòa làm cho người ta dễ chịu hơn nhất là trong những ngày nắng nóng thì rõ rồi, nhưng điều hòa cũng chính là một tác nhân gây bệnh, bởi vì mở điều hòa là không khí không đối lưu được, nên trong phòng kín người ta khuyến cáo phải có lỗ thông hơi hoặc quạt thông gió.

Tôi cho rằng điều hòa diệt virus là quảng cáo không đúng. Ta có Luật Quảng cáo rồi thì phải tuân thủ, nếu không sẽ phải xử lý về hành vi quảng cáo không đúng.

Có thể bản thân doanh nghiệp không cung cấp thông tin cho phương tiện thông tin đại chúng nhưng thông qua một Công ty quảng cáo để tiến hành quảng cáo. Nếu quảng cáo sai sự thật thì dứt khoát phải xử lý cả ba anh: nhà sản xuất, Công ty quảng cáo và đơn vị trực tiếp quảng cáo (có thể là các báo, kênh truyền hình…). Không thể vì lợi nhuận (quảng cáo đem lại lợi nhuận rất lớn) mà quên đi trách nhiệm với xã hội.

Qua chuyện này, tôi nghĩ phải luật hóa những hành vi, quan hệ xã hội mà ta đang “để ngỏ” trong đó có những hành vi liên quan đến quảng cáo.

Điều 11 Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

1. Cấm tổ chức, cá nhân kinh doanh thực hiện hành vi lừa dối hoặc gây nhầm lẫn đối với người tiêu dùng thông qua việc cung cấp không đầy đủ, sai lệch, không chính xác hoặc che giấu thông tin về một trong các nội dung sau: a) Hàng hoá, dịch vụ mà tổ chức, cá nhân kinh doanh đó cung cấp; b) Uy tín, danh tiếng, khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp hàng hóa, dịch vụ và các đặc điểm khác của tổ chức, cá nhân kinh doanh; c) Bản chất, đặc điểm giao dịch giữa người tiêu dùng với tổ chức, cá nhân kinh doanh.

Thu Hằng (thực hiện)

Đọc thêm