Đầu thú, tự thú có được giảm nhẹ và hưởng khoan hồng không?

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Pháp luật hiện nay quy định như thế nào về đầu thú và tự thú? Người phạm tội đầu thú, tự thú thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự hay không? Anh Trần Văn Tình (Thái Nguyên) hỏi.
Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Trước những thắc mắc của Bạn đọc, Luật sư Nguyễn Đào Tơ - Trưởng Văn phòng Luật sư Hoàng Huy cho rằng:

"Đầu thú" là quá trình khai báo tội phạm bắt buộc do cơ quan thực thi pháp luật yêu cầu khi có đủ chứng cứ tội phạm về hành vi của người bị tình nghi.

Trong khi đó, "tự thú" là hình thức khai báo tội phạm do chính người phạm tội tự nguyện thực hiện mà không có áp lực hay sự yêu cầu bên ngoài.

Như vậy, điểm chung của đầu thú và tự thú giống nhau là người có hành vi phạm tội có hành động là tự mình đến trình diện và khai báo tại cơ quan chức năng để được xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.

Cũng theo Luật sư Tơ, điểm khác nhau giữa đầu thú và tự thú được thể hiện như sau:

Nội dung

Đầu thú

Tự thú

Cơ sở pháp lý

- Điểm i khoản 1 Điều 4 Bộ luật tố tụng hình sự 2015

- Khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự

- Điểm h khoản 1 Điều 4 Bộ luật tố tụng hình sự 2015

- Khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự

Khái niệm

Là việc người phạm tội sau khi bị phát hiệnđã tự nguyện ra trình diện và khai báo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi phạm tội của mình.

Là việc người phạm tội tự nguyện khai báo với cơ quan, tổ chức về hành vi phạm tội của mình trước khi tội phạm hoặc người phạm tội bị phát hiện.

Thời điểm

Sau khi bị phát hiện

Trước khi bị phát hiện

Bản chất

Hành vi tội phạm đã bị phát hiện, nhiều người biết, bị tố cáo và đang bị các cơ quan chức năng điều tra làm rõ.

Người phạm tội sau khi bị phát hiện đã tự nguyện ra trình diện và khai báo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi phạm tội của mình.

Hành vi phạm tội chưa bị ai phát giác hoặc đã bị phát giác nhưng chưa xác định được ai là người thực hiện hành vi phạm tội.

Giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

- Tòa án có thể coi đầu thú là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và phải ghi rõ lý do trong bản án theo quy định tại Khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự.

- Thường kèm theo tình tiết “Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải”theo điểm s khoản 1 Điều 51 BLHS

- Đương nhiên được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo Khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự

- Tính chất giảm nhẹ của các tình tiết quy định tại khoản 1 Điều 51 BLHS là quan trọng, ví dụ như xem xét để áp dụng Điều 54 BLHS để cho bị cáo được hưởng mức hình phạt dưới khung, xem xét áp dụng chế định án treo (Điều 65 BLHS)…

Đọc thêm