* Doanh nghiệp đầu tư Dự án KĐT Đông Hương đang bị làm khó?

Sau 10 năm dự án Khu đô thị (KĐT) mới Đông Hương, Thanh Hoá của Công ty cổ phần Xi măng Công Thanh vẫn loay hoay với các thủ tục hành chính, bất ngờ, ngày 15/6/2020, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ra một văn bản lệnh doanh nghiệp trong vòng 5 ngày nếu không đóng trước 82 tỷ tiền sử dụng đất thì sẽ thu hồi dự án, trong khi đó doanh nghiệp đã đóng 13 tỷ đồng bảo đảm ký quỹ.
Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

"Văn bản lạ" của UBND tỉnh Thanh Hóa

Còn nhớ, ngày 2/12/2019, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ra quyết định số 5101/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án giá đất cụ thể làm căn cứ tính tiền sử dụng đất.

Theo đó, tổng giá trị quyền sử dụng đất tại dự án nói trên là hơn 164 tỷ đồng. Mức giá này được tính trên cơ sở của Hội đồng thống nhất hệ số giá đất khu vực dự án bằng 1,65 lần so với bảng giá đất do nhà nước quy định.

Sau đó, ngày 18/12/2019, Sở Tài nguyên Môi Trường Thanh Hóa đã có công văn tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa giải quyết đề nghị của Công ty Công Thanh về giá đất nộp cho ngân sách nhà nước cho dự án nói trên. Theo Sở Tài nguyên Môi Trường Thanh Hóa nội dung xem xét lại giá đất của dự án là không có cơ sở xem xét.

Ngày 9/6/2020, Sở xây dựng tỉnh Thanh Hóa đã gửi công văn về việc điều chỉnh tổng thể mặt bằng quy hoạch dự án tại khu đô thị mới Đông Hương.

Trả lời văn bản trên, ngày 29/4/2020, Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa cho rằng, "sau khi phương án điều chỉnh quy hoạch được chấp thuận mới thực hiện các thủ tục thực hiện chủ trương đầu tư, đất đai, tài chính".

Văn bản ngày 29/4/2020, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Mai Xuân Liêm nêu rõ: "Sau khi phương án điều chỉnh quy hoạch được chấp thuận, mới thực hiện các thủ tục về điều chỉnh chủ trương đầu tư, đất đai, tài chính và các nội dung khác có liên quan theo quy định của pháp luật với KĐT Đông Hương"
Văn bản ngày 29/4/2020, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Mai Xuân Liêm nêu rõ: "Sau khi phương án điều chỉnh quy hoạch được chấp thuận, mới thực hiện các thủ tục về điều chỉnh chủ trương đầu tư, đất đai, tài chính và các nội dung khác có liên quan theo quy định của pháp luật với KĐT Đông Hương" 

Tuy nhiên, bất ngờ, ngày 15/6/2020 UBND tỉnh Thanh Hóa đã ra một văn bản lệnh doanh nghiệp trong vòng 6 ngày (từ ngày 15/6 đến ngày 20/6) nếu không đóng trước 82 tỷ tiền sử dụng đất thì sẽ thu hồi dự án, trong khi đó doanh nghiệp đã đóng 13 tỷ quỹ bảo đảm ký quỹ.

Ngoài việc văn bản ngày 15/6/2020, UBND tỉnh Thanh Hóa có dấu hiệu ép doanh nghiệp nộp tiền sử dụng đất trong một thời gian rất ngắn, còn cho thấy đang có sự mâu thuẫn lớn với văn bản cũ của chính UBND tỉnh Thanh Hóa cho rằng phương án tài chính phải làm lại sau khi điều chỉnh quy hoạch dự án.

Câu hỏi đặt ra, "nếu dự án không được điều chỉnh quy hoạch, hoặc phương án tài chính phải tính toán lại thì ai sẽ phải chịu trách nhiệm nếu doanh nghiệp bị thiệt hại"?

Dấu hiệu lạm quyền?

Ngoài ra, câu hỏi đặt ra văn bản của UBND tỉnh Thanh Hóa ngày 15/6/2020 có đúng quy định của pháp luật? Khi theo Nghị định Số: 45/2014/NĐ-CP quy định về việc thu tiền sử dụng đất, thì cơ quan có quyền ra thông báo là cơ quan thuế và thời hạn là 30 ngày.

Cụ thể, tại khoản 4 Điều 14. Trình tự xác định, thu nộp tiền sử dụng đất Nghị định Số: 45/2014/NĐ-CP quy định về Thời hạn nộp tiền sử dụng đất như sau: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký Thông báo của cơ quan thuế, người sử dụng đất phải nộp 50% tiền sử dụng đất theo Thông báo. Trong vòng 60 ngày tiếp theo, người sử dụng đất phải nộp 50% tiền sử dụng đất còn lại theo Thông báo.

Quá thời hạn quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này, người sử dụng đất chưa nộp đủ số tiền sử dụng đất theo Thông báo thì phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền chưa nộp theo mức quy định của pháp luật về quản lý thuế trừ trường hợp có đơn xin ghi nợ tiền sử dụng đất đối với những trường hợp được ghi nợ. Khoản 4 Điều 14, Nghị định Số: 45/2014/NĐ-CP nêu rõ.

Văn bản ngày 15/6/2020, Chủ tịch UBDN tỉnh Thanh Hoá bất ngờ yêu cầu Công ty CP Xi măng Công Thanh trong vòng 6 ngày (từ ngày 15/6 đến ngày 20/6) nếu không đóng trước 82 tỷ tiền sử dụng đất thì sẽ thu hồi dự án. Văn bản này hoàn toàn trái ngược với văn bản ngày 29/4/2020 của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm
Văn bản ngày 15/6/2020, Chủ tịch UBDN tỉnh Thanh Hoá bất ngờ yêu cầu Công ty CP Xi măng Công Thanh trong vòng 6 ngày (từ ngày 15/6 đến ngày 20/6) nếu không đóng trước 82 tỷ tiền sử dụng đất thì sẽ thu hồi dự án. Văn bản này hoàn toàn trái ngược với văn bản ngày 29/4/2020 của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm 

Từ những bất cập nêu trên, ngày 17/6/2020, Công ty Công Thanh đã có công văn gửi các cơ quan của tỉnh Thanh Hóa, nêu ra những bất cập trong thủ tục cấp dự án trong việc Công ty Công Thanh, đồng thời, hết sức bất ngờ vì 2 văn bản của UBND tỉnh Thanh Hóa có chỉ đạo khác nhau.

Từ đó, Công ty Công Thanh  đề nghị việc sớm phê duyệt quy hoạch phương án điều chỉnh tổng thể mặt bằng quy hoạch dự án tại khu đô thị mới Đồng Hương như đề nghị của Sở Xây dựng tại văn bản ngày 9/6/2020 để Công ty triển khai công việc tiếp theo triển khai dự án và thực hiện nghĩa vụ tài chính với khu đất trên.

Sau văn bản có “dấu hiệu lạm quyền” của UBND tỉnh Thanh Hóa, ngày 24/6/2020, Cục thuế tỉnh Thanh Hóa đã ra văn bản sửa sai cho UBND tỉnh Thanh Hóa.

Cụ thể, ngày 24/6/2020, Cục thuế tỉnh Thanh Hóa đã có công văn gửi đến Công ty Công Thanh, yêu cầu nộp tiền sử dụng đất tại dự án trên với số tiền là hơn 164 tỷ đồng.

"Theo đó, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký Thông báo của cơ quan thuế, người sử dụng đất phải nộp 50% tiền sử dụng đất theo Thông báo. Trong vòng 60 ngày tiếp theo, người sử dụng đất phải nộp 50% tiền sử dụng đất còn lại theo Thông báo"

"Trong trường hợp Công ty Công Thanh không chấp hành thì Cục thuế tỉnh Thanh Hóa sẽ phối hợp với Sở TNMT báo cáo UBND tỉnh xem xét thu hồi theo quy định của pháp luật".

Tuy nhiên, theo văn bản trước đó Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa cho rằng, sau khi phương án điều chỉnh quy hoạch được chấp thuận mới thực hiện các thủ tục thực hiện chủ trương đầu tư, đất đai, tài chính.

Đại diện Công ty Công Thanh cho biết: “Số tiền 164 tỷ đồng là số tiền lớn, nhưng các văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa và các sở không có sự thống nhất khiến Công ty không biết làm theo hướng dẫn của cơ quan nào”.

"Ngoài ra, số tiền thuế 164 tỷ đồng nếu được Công Thanh đóng đủ, nhưng sau khi điều chỉnh nếu số tiền thuế nhỏ hơn, thì chúng tôi sẽ đến đâu để đòi lại?", ông Nguyễn Công Lý, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Công Thanh chia sẻ.

(*) Tít bài do Báo Pháp luật Việt Nam đặt lại

Thu hút đầu tư vào Thanh Hóa có bị ảnh hưởng?

Mới đây, tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư năm 2020 được tổ chức trong 2 ngày 12 và 13/6/2020 dưới sự chủ trì của Phó thủ tướngThường trực Chính phủTrương Hòa Bình.

Tại Hội nghị, đã có 34dự ánđược trao quyết định chấp thuận chủ trươngđầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và ký kết Biên bản ghi nhớ đầu tư, với tổng vốn đầu tư lên đến gần 15 tỷ USD.

Khi nhà đầu tư đã quyết định đầu tư, tỉnh chủ động thực hiện, “Ba cam kết”, đó là: Cam kết tiến độ giải phóng mặt bằng theo yêu cầu của nhà đầu tư; Cam kết đầu tư hạ tầng đường giao thông, cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc đến chân hàng rào dự án; Cam kết đồng hành với nhà đầu tư, giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong suốt quá trình đầu tư và vận hành thương mại của dự án.

Tuy nhiên, với cách làm việc chồng chéo của UBND tỉnh Thanh Hóa và các Sở ngành của tỉnh này như trường hợp của Công ty Công Thanh, nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ và làm việc rõ ràng khi quyết định đầu tư vào đây.

Đọc thêm