Dự án “lừa dưới, dối trên” của Dona.Coop: Họ đã câu kết dối trá để “xóa sổ” cả một xã như thế nào?

(PLO) - Như lời hứa của PLVN với độc giả sau loạt bài phản ánh về cuộc sống lầm than của hàng ngàn nông dân xã Long Hưng (TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) sau khi bị Liên hiệp HTX Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Đồng Nai (Dona.Coop) và chính quyền địa phương lấy đất trái pháp luật, PLVN trở lại vùng đất này, tiếp tục đưa ra ánh sáng những sai phạm pháp lý của dự án. Dự án này là một trường hợp tiêu biểu cho vấn nạn lợi ích nhóm, cho vấn nạn quyền lực bị tha hóa câu kết sức mạnh đồng tiền; từ đó làm trái luật pháp, chà đạp lên lợi ích chính đáng của dân. 
Cả ngàn ha đất màu mỡ bị dự án trái phép thu hồi san lấp thành vùng đất “chết” chờ phân lô bán nền.
Cả ngàn ha đất màu mỡ bị dự án trái phép thu hồi san lấp thành vùng đất “chết” chờ phân lô bán nền.

Phó Chủ tịch tỉnh sửa Quyết định của… Thủ tướng

Câu chuyện bắt đầu một thời gian ngắn trước năm 2006, khi Dona.Coop, lúc đó mới chỉ là một doanh nghiệp “trứng nước” vừa thành lập, có tờ trình gửi Đồng Nai. Tỉnh ủy Đồng Nai có văn bản chỉ đạo. Năm 2006, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Quốc Thái ký quyết định cho phép, giới thiệu địa điểm để chủ đầu tư được lập dự án Khu đô thị sinh thái kinh tế mở Long Hưng tại xã Long Hưng với tổng diện tích thu hồi thực hiện dự án 1.173 ha, nghĩa là xóa trắng toàn bộ một xã. Năm 2007 UBND tỉnh ký ban hành quyết định phê duyệt quy hoạch tỷ lệ 1/5000 xã Long Hưng, điều chỉnh… Quy hoạch số 33 năm 2002 của Thủ tướng, sau đó cho phép Dona.Coop thực hiện dự án. 

Riêng việc làm này của ông Thái đã phản ánh ít nhất hai điểm sai phạm nghiêm trọng. Thứ nhất, Quyết định Thủ tướng đã phê duyệt, theo Luật soạn thảo Văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan nào ban hành ra văn bản thì chỉ cơ quan đó mới có quyền điều chỉnh văn bản đó. Ông Thái sửa Quyết định của Thủ tướng là sai quyền hạn, bất chấp pháp luật. Thứ hai, theo Quyết định do Thủ tướng Phan Văn Khải ký phê duyệt Quy hoạch tổng thể Đồng Nai giai đoạn 2002 – 2010, không có dự án khu đô thị sinh thái kinh tế mở Long Hưng.

Theo quy định, đây không phải là dự án thuộc thẩm quyền cấp tỉnh. Lẽ ra UBND tỉnh Đồng Nai muốn bổ sung dự án này vào quy hoạch thì phải chờ trong kỳ quy hoạch tiếp đó, theo Luật Quy hoạch và Luật Đất đai. Cuối kỳ quy hoạch, nếu UBND tỉnh có nhu cầu hoặc phía nhà đầu tư có nhu cầu và tỉnh chấp thuận, thì tỉnh sẽ đưa vào tờ trình gửi Thủ tướng xem xét có chấp thuận hay không mới được làm. 

Quyết định này còn trái với nhiều quy định trong các đạo luật khác. Theo Luật Quy hoạch đô thị năm 2006 và các Nghị định hướng dẫn thi hành, thẩm quyền với những dự án mà khu đô thị mới thành lập quy mô từ 200ha trở lên thuộc Chính phủ và còn phải phù hợp với quy hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Ở đây, cả hai yếu tố trên đều không được đáp ứng. Trường hợp này, UBND tỉnh không có quyền cấp phép đầu tư, không có quyền giao đất mà phải báo cáo sự việc, gửi lên Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Xây dựng để hai Bộ này tham mưu cho Thủ tướng. Cơ quan được quyền cho phép đầu tư dự án này là Chính phủ chứ không thể là UBND tỉnh.

Chưa hết, theo quy định về bảo vệ diện tích lúa nước, đảm bảo an ninh lương thực, việc chuyển hàng trăm ha lúa nước sang đất ở, UBND tỉnh Đồng Nai cũng không có thẩm quyền. Tất cả những chứng cứ trên cho thấy UBND tỉnh Đồng Nai cấp phép cho dự án này là hoàn toàn sai. Thời điểm này, Chính phủ chưa hay biết gì về “đại dự án” nói trên.

“Lòng dân” được đo như thế nào, khi dự án có quyết định chấp thuận, thu hồi đất trước, việc dân “đóng góp ý kiến” được làm sau?
“Lòng dân” được đo như thế nào, khi dự án có quyết định chấp thuận, thu hồi đất trước, việc dân “đóng góp ý kiến” được làm sau?

Bóp chết mọi ý kiến phản biện  

Dự án đã “dối trên” như trên, còn tinh vi “lừa dưới”. Vai trò của HĐND các cấp trong vụ việc này bị bỏ qua. UBND tỉnh không trình HĐND tỉnh sự việc, mà… đưa ngược trở lại cho HĐND xã Long Hưng triệu tập cuộc họp bất thường để thông qua. Đó là ngày 27/7/2007.

Ông Nguyễn Văn Nhuần (SN 1964, ngụ ấp An Xuân, nguyên đại biểu HĐND xã, nguyên Trưởng Trạm y tế xã Long Hưng), tố cáo, phản đối việc tỉnh làm ngược trở lại để hợp thức hóa, trong cuộc họp ông nêu ý kiến không đồng tình. “Trong cuộc họp đó có hơn 40 đại biểu không đồng tình với dự án, gần 50% số người dự họp. Thành ra cuộc họp đó họ hoãn vì họ thấy nếu đưa ra biểu quyết sẽ không đạt mục đích”, ông Nhuần nói.

Vẫn lời ông Nhuần: “Họ triệu tập họp lần thứ hai. Trước đó họ cho công an mời “dằn mặt” những người có ý kiến khác trong cuộc họp lần thứ nhất. Rất nhiều đại biểu bị cán bộ Huyện ủy Long Thành, UBND Long Thành (khi đó Long Hưng thuộc huyện Long Thành – NV) đe dọa “ai không tán đồng với dự án sẽ bị khai trừ nếu là Đảng viên, cán bộ coi chừng bị xử lý kỷ luật”. Các cán bộ Đảng viên trước cuộc họp bị gọi lên “quán triệt tinh thần” “vô họp là phải biểu quyết tán đồng, đây là chủ trương, chính sách nên không được có ý kiến khác, nếu có ý kiến khác là chống lại Đảng, Nhà nước”. Cuộc họp lần hai, số đại biểu lúc đầu cùng quan điểm với tôi, vì lo sợ nên bỏ cuộc hết. Cuộc họp lần hai chỉ còn 17 người không đồng ý”.  

Ông Nhuần cho hay: “Trước cuộc họp lần hai, thậm chí Huyện ủy Long Thành chỉ đạo quán triệt, mời qua làm việc. Họ tách đại biểu làm hai nhóm. Cán bộ công chức là Đại biểu HĐND nhưng không phải là Đảng viên thì họ quán triệt tinh thần kiểu riêng. Những cán bộ công chức là Đảng viên, họ làm việc kiểu riêng, lệnh phải làm theo ý kiến cấp trên”.

Cuộc họp lần thứ hai “thành công rực rỡ” thông qua điều chỉnh quy hoạch 1/5000 của UBND tỉnh về việc cho phép lập dự án khu đô thị kinh tế mở Long Hưng. Sau cuộc họp, vị Trưởng trạm Y tế xã Long Hưng là người có ý kiến phản biện mạnh mẽ nhất bị Trưởng phòng Y tế huyện Long Thành ra quyết định điều chuyển công tác “ngay và luôn”. “Không đưa ra lý do gì hết ráo. Trưởng phòng mời tôi xuống nói “anh phát biểu như thế tại cuộc họp HĐND như vậy là chống lại chủ trương, chính sách. Vì vậy tôi phải thực hiện theo lệnh của Huyện ủy điều chuyển công tác anh đi”. Và họ ra quyết định điều chuyển”, ông Nhuần kể lại. “Vì là viên chức nhà nước, tôi phải tạm chấp nhận để đảm bảo công việc của mình”.

Một thời gian sau, quyết định đó được thông qua tại cuộc họp HĐND huyện Long Thành. “Nói chung, họ làm mang tính chất hợp thức hóa”, ông Nhuần tố cáo.

Trí trá cuộc “thăm dò lòng dân”

Một cựu cán bộ xã Long Hưng xác nhận những tố cáo nêu trên. Ông tái xác nhận thủ đoạn của chính quyền địa phương ép mọi người phải đồng ý với dự án: “Trong cuộc họp HĐND, tôi có ý kiến “nếu có quy hoạch thì phải bàn bạc với người dân, để tất cả người dân nắm rõ được dự án”, nhưng những ý kiến của tôi không được ghi nhận. Khi có những người biểu quyết không đồng ý, công an huyện họ tách đại biểu thành hai nhóm: Một nhóm là Đảng viên quán triệt riêng. Một nhóm là cán bộ không phải Đảng viên quán triệt riêng. Tôi còn bị một số người nhắc nhở là “lần sau ông đừng phát biểu nữa”.

“Lúc đó là cán bộ xã nhưng tôi cũng chẳng có quyền gì cả, tất cả đều do trên sắp đặt. Có cán bộ xã hỏi: “Dân bị lấy hết đất thì làm cái gì?”, ông Chủ tịch Hội Nông dân huyện Long Thành khi ấy trả lời: “Anh chỉ là cấp dưới, còn chúng tôi cấp huyện, cấp tỉnh. Trên họ chỉ đạo thế nào thì anh làm thế ấy, anh phải chấp hành”.

Vị cựu cán bộ trầm ngâm: “Tôi cũng chỉ dám nói đến thế. Lúc đó là một cán bộ trong xã, nếu tôi lên tiếng nữa thì chắc cũng không còn được đứng trong hàng ngũ gì nữa, chắc bị ra khỏi Đảng. Bởi vì cấp trên chỉ đạo cho xã phải làm theo nghị quyết của Đảng bộ và chỉ đạo của cấp trên, ai nói ra là bị “chụp”. Thế nên 60 Đảng viên mà không ai dám nói, sợ ảnh hưởng đến con cái, gia đình”.

Dự án liên quan cuộc sống hơn 1.000 hộ dân, cả vạn nhân khẩu, nhưng câu chuyện “thăm dò lòng dân” lại được thực hiện theo kiểu trí trá. Mãi đến cuối năm 2008, khi tất cả mọi sự “đã rồi”, chính quyền mới tổ chức họp dân để “công bố quy hoạch”, trên danh nghĩa là lấy ý kiến. Chính quyền phát một phiếu ý kiến yêu cầu nhận xét như thế nào về dự án. Ngay lập tức dân có ý kiến phản bác: “Dự án này đã được tỉnh ký quyết định. Giờ mấy ông kêu dân đến góp ý kiến gì đây? Quy hoạch đã duyệt, đã chấp thuận cho phép, đồ án có hết ráo, giờ bảo dân có ý kiến gì?”. Cuộc họp “lấy ý kiến” biến thành cuộc “quảng cáo” khi những người chủ trì lôi ra những giấy tờ giới thiệu đường, cây xanh, mẫu nhà “có đẹp hay không”.

Những sai phạm tày trời trên suốt nhiều năm đã bị chính quyền Đồng Nai giấu giếm, sau đó đánh tráo vấn đề, báo cáo gian dối, để từ đó đến nay tiếp tục đi từ sai phạm này đến những sai phạm khác.

Từ ngày 6/4/2018, PLVN đã đăng tải loạt 11 bài viết đề cập một số vấn đề liên quan đến quá trình triển khai xây dựng Khu đô thị sinh thái kinh tế mở Long Hưng do Dona.Coop làm chủ đầu tư. Loạt bài phản ánh sự không đồng tình của người dân trong diện bị thu hồi mặt bằng phục vụ cho việc triển khai dự án; phản ánh ý kiến của người dân cho rằng việc xóa trắng một xã để triển khai dự án phân lô bán nền mà chưa có sự cho phép  của Chính phủ là sai quy định; giá đền bù quá thấp; quy trình thực hiện đền bù thiếu công khai, minh bạch; việc cưỡng chế giải tỏa đất có dấu hiệu vi phạm pháp luật; có hiện tượng dàn dựng để kích động người dân gây rối trật tự; các phiên tòa xét xử người dân vi phạm có dấu hiệu khuất tất, oan sai…

Loạt bài đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Văn phòng Chính phủ sau đó có Công văn số 3921/VPCP-QHQT ngày 27/4/2018 gửi UBND tỉnh Đồng Nai, nêu rõ: “Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai khẩn trương, nghiêm túc xem xét cụ thể, làm rõ các vấn đề liên quan theo nội dung phản ánh của báo chí, báo cáo Thủ tướng trước ngày 15/5/2018”.  

Dự án của Dona.Coop đẩy hàng ngàn dân vào cảnh điêu tàn: Sống bị triệt sinh kế, chết bị tai tiếng “tự tử trại giam”

Thứ Năm, 12/4/2018 07:48 GMT+7

(PLO) - Bao oan trái đã ập xuống đầu những nông dân xã Long Hưng, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai kể từ khi xuất hiện dự án “Khu đô thị sinh thái kinh tế mở Long Hưng” (do Liên hiệp HTX Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Đồng Nai – Dona.Coop, làm chủ đầu tư). 

Dự án của Dona.Coop đẩy hàng ngàn dân vào cảnh điêu tàn: Sống bị triệt sinh kế, chết bị tai tiếng “tự tử trại giam”

Án tù đã mang, có người đã chết oan khuất, sinh kế không còn, nhưng nhiều nông dân vẫn quyết bám trụ với nhà cửa vườn tược ruộng đồng. “Cuộc chiến” mới lại nổ ra, những nông dân yếu thế một lần nữa uất nghẹn chứng kiến những “mưu ma chước quỷ” hòng cắt nguồn sinh kế của họ......

(Đọc tiếp)

Dự án của Dona.Coop đẩy hàng ngàn dân vào cảnh điêu tàn: Nông dân mất đất ra bờ sông dựng lều nương náu!

Thứ Ba, 3/4/2018 08:02 GMT+7

(PLO) - Đêm đêm mò ốc bắt còng trên con sông bên “Khu đô thị kinh tế mở Long Hưng”, nhiều lúc chàng trai 25 tuổi lại ngước mặt lên thẫn thờ nhìn lên vùng đất sáng rực ánh đèn từng có ngôi nhà của mình, nay đã bị san lấp phân lô, bán nền, chỉ biết khắc khoải: “Vì sao lại thế?”. Mù chữ, bị “khủng bố tinh thần” nên sợ hãi, gia đình Tâm đành chịu mất đất, sống cảnh không chốn dung thân, nhẫn nhục chịu đựng lầm than. 

Dự án của Dona.Coop đẩy hàng ngàn dân vào cảnh điêu tàn: Nông dân mất đất ra bờ sông dựng lều nương náu!

Bà Thu liêu xiêu đi về “căn nhà” dựng bên dự án tỷ đô.

Gia đình Dương Minh Tâm (SN 1993, từng ngụ tại số nhà 559, khu 3, ấp Phước Hội) là một trong những trường hợp điển hình vì dự án “Khu đô thị sinh thái kinh tế mở Long Hưng” (tại xã Long Hưng, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, do Liên hiệp HTX Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Đồng Nai (Dona.Coop) làm chủ đầu tư), mà bị đẩy vào cảnh bần cùng.

(Đọc tiếp)

Dự án “tỷ đô” của Dona.Coop đẩy hàng ngàn dân vào cảnh điêu tàn: “Mưu hèn, kế bẩn” ức hiếp cả người chết

Thứ Tư, 4/4/2018 08:07 GMT+7

(PLO) - Mười năm nay, Long Hưng luôn là “lò lửa nóng” về đất đai. Dù nhà đã bị phá, đất đã mất, án tù đã mang, những người nông dân vẫn kiên trì tới cơ quan chức năng từ TP Biên Hòa đến tỉnh Đồng Nai, rồi văn phòng các bộ, ngành tại TP HCM, oán thán giãi bày, đâm đơn khiếu kiện ra Hà Nội, mong Trung ương cứu xét tình cảnh của họ.

Dự án “tỷ đô” của Dona.Coop đẩy hàng ngàn dân vào cảnh điêu tàn: “Mưu hèn, kế bẩn” ức hiếp cả người chết

Khu mộ bị “dựng tường thành” xung quanh biến thành cái rốn nước mỗi khi mưa xuống.

Trong bản báo cáo của Thanh tra tỉnh Đồng Nai về “tình hình khiếu nại, tố cáo đông người tại dự án Khu kinh tế mở Long Hưng” từ cuối năm 2012, đã ghi nhận “người dân khiếu nại về giá bồi thường thấp, bồi thường vật kiến trúc chưa thỏa đáng, yêu cầu có sự thỏa thuận về giá bồi thường”, còn có yêu cầu kiểm kê lại tài sản, tố cáo việc bồi thường thiếu diện tích, kiến nghị những bất hợp lý trong tái định cư. Báo cáo chỉ ra dân còn khiếu nại các quyết định thu hồi đất, quyết định cưỡng chế sai pháp luật.

Chính quyền Đồng Nai biết là như vậy, nhưng xử lý ra sao thì lại là chuyện khác....

(Đọc tiếp)

Dự án “tỷ đô” của Dona.Coop đẩy hàng ngàn dân vào cảnh điêu tàn: “Kỷ lục” thu 562m2 đất, bồi thường… 327 ngàn đồng

Thứ Năm, 5/4/2018 06:38 GMT+7

(PLO) - Phải mở bản đồ vệ tinh quan sát mới thấy được vị trí địa lý đắc địa của xã Long Hưng. Một mặt giáp sông Đồng Nai, bắc một cây cầu là sang đất TP HCM, những mặt khác bao bọc bởi những nhánh sông, giao thông thủy thuận lợi, khung cảnh hữu tình đặc trưng sông nước Nam bộ. Đường bộ thuận lợi không kém. Vị thế đẹp thuộc dạng kỷ lục, và dự án cũng lập những “kỷ lục” như thu 562m2 đất, chỉ bồi thường 327 ngàn đồng.  

Dự án “tỷ đô” của Dona.Coop đẩy hàng ngàn dân vào cảnh điêu tàn: “Kỷ lục” thu 562m2 đất, bồi thường… 327 ngàn đồng

Bốn căn nhà với 562m2 đất, chỉ được “bồi thường” 327 ngàn VNĐ.

“Miếng mồi ngon” với giới kinh doanh địa ốc

Dự án “Khu đô thị sinh thái kinh tế mở Long Hưng” (tại xã Long Hưng, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, do Liên hiệp Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Đồng Nai – Dona.Coop làm chủ đầu tư) hình thành vào thời điểm cả nước rộ trào lưu tìm kiếm các dự án bất động sản “gần gũi thiên nhiên”. 

(Đọc tiếp)

Dự án “tỷ đô” của Dona.Coop đẩy hàng ngàn dân vào cảnh điêu tàn: Bước đường cùng của bà lão đẩy lùi ba cuộc cưỡng chế

Thứ Sáu, 6/4/2018 07:31 GMT+7

(PLO) - Những người nông dân xã Long Hưng, dù 10 năm nay đã là “nông dân không ruộng”, vẫn giữ nguyên đặc trưng nông dân Nam bộ: Hiền hậu, nhưng khi đã bị áp bức đẩy vào tình cảnh “con giun xéo mãi cũng quằn” thì sẽ phản kháng đến “còn cái lai quần cũng đánh”. Bà Lê Thị Sáng (SN 1954, ngụ ấp Phước Hội), một người bị dự án của Dona.Coop lấy đất, là trường hợp điển hình như vậy.

Dự án “tỷ đô” của Dona.Coop đẩy hàng ngàn dân vào cảnh điêu tàn: Bước đường cùng của bà lão đẩy lùi ba cuộc cưỡng chế

Diện tích hơn 2.000m2 đất và năm căn nhà của bà Sáng chỉ được áp giá bồi thường 816 triệu

Trong các cuộc gặp với đoàn nhà báo về Long Hưng tìm hiểu, ghi nhận sự việc, khác với những nông dân mất đất khác người bật khóc, người lạc giọng bức xúc, người gay gắt chen ngang đòi nói, có một bà lão mái tóc bạc cắt ngắn thường hiền lành ngồi một góc, dường như từ tốn chờ đến lượt mình trình bày. Phải đến khi có người giới thiệu: “Bả là “bà già gân”, một mình đẩy lùi ba cuộc cưỡng chế”, ai nấy mới bất ngờ....

(Đọc tiếp)

 Bản kết luận điều tra vụ án 46 người dân xã Long Hưng bị phạt tù vì phản đối dự án Dona.Coop chỉ vỏn vẹn 42 trang, trong đó 3/4 số trang nêu nhân thân, họ tên, năm sinh, quê quán các bị can và đề nghị tội danh. Nguyên nhân nghiệt ngã khiến nông dân oan khuất đang đường cùng mất đất, lại bị “gài bẫy” kích động, dẫn đến gây rối, chưa có kết luận nào của cơ quan chức năng nói đến.

Dự án “tỷ đô” của Dona.Coop đẩy hàng ngàn dân vào cảnh điêu tàn: “Giọt nước tràn ly” khi mộ phần tiên tổ bị xâm hại

Một căn nhà còn trụ lại, chủ nhà kẻ vẽ số nhà và địa chỉ rất lớn, gắng gỏi minh chứng xã Long Hưng không thể bị dự án sai phạm của Donacoop “xóa sổ”.

“Tức nước, vỡ bờ”

Những ngày cuối năm 2008, tâm trạng những nông dân bị thu hồi đất ở xã Long Hưng đã có thể gọi tên “tức nước, vỡ bờ”. Clip một buổi “họp dân triển khai quyết định thu hồi đất” ngày 8/12/2008, cho thấy một nông dân đã nói như sau:

“Kính thưa mọi người! Bùi Thanh Trúc muốn lấy đất thì phải tuân thủ quy định Nhà nước, phải thỏa thuận với dân và đến họp với dân. Không thể có chuyện dự án kinh doanh lấy đất nhưng Đồng Nai ép giá dân, không có đâu. Nếu mà bảo nông dân phản đối là sai thì cả dân xã Long Hưng chúng tôi đi tù luôn.

Các ông có định trả cho dân Long Hưng nổi 100 ngàn đồng/m2 không? Thu đất rồi các ông làm cơ sở hạ tầng, rồi lên giá bao nhiêu triệu đồng một m2 mang bán? Các ông định làm cái trò gì vậy?

(Đọc tiếp)

Dự án của Dona.Coop đẩy hàng ngàn dân vào cảnh điêu tàn: Những kẻ chủ mưu giấu mặt trong đêm 680 nông dân bị bắt

Thứ Hai, 9/4/2018 08:42 GMT+7

(PLO) - Kể từ buổi chiều 18/2/2009 xuất hiện nhóm người lạ xuất hiện ném đá vào trụ sở xã, kích động đám đông đang phản đối “Khu đô thị sinh thái kinh tế mở Long Hưng” (tại xã Long Hưng, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, do Liên hiệp HTX Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Đồng Nai – Dona.Coop làm chủ đầu tư), điểm nóng đất đai tại Long Hưng đã bị lái đi sang một hướng khác: Từ bản chất việc nông dân phản đối dự án trái luật, đền bù rẻ mạt; chủ đầu tư xâm hại mồ mả; đòi chính quyền địa phương bảo vệ quyền lợi chính đáng của dân; lại chuyển thành vụ nông dân “đối đầu” chính quyền. 

Dự án của Dona.Coop đẩy hàng ngàn dân vào cảnh điêu tàn: Những kẻ chủ mưu giấu mặt trong đêm 680 nông dân bị bắt

Phiên tòa kết tội 46 nông dân

Hồ sơ vụ án không nhắc đến mâu thuẫn giữa nông dân với chủ đầu tư lấy đất giá rẻ mạt, mà đẩy sự việc sang hướng cáo buộc nông dân “làm tê liệt hoạt động toàn bộ hệ thống chính trị xã” từ 13h – 23h ngày 18/2/2009, làm số tài sản trị giá hơn 650 triệu bị thiệt hại. Hồ sơ vụ án không nhắc đến những bức xúc chính đáng của nông dân mất đất, mà chỉ thấy mô tả những nông dân “manh động, hung hăng”. Cái đêm kinh hoàng ấy, công an từ khắp nơi đổ về đông nghẹt lùng bắt người. 

(Đọc tiếp)

Mời bạn đọc đón đọc kỳ sau!

Đọc thêm