Gương mặt Ban giám khảo Liên hoan “Tiếng hát Đại ngàn”: NSƯT Đình Nghĩ: Làm hết sức mình để Chung kết Liên hoan thành công tốt đẹp

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Từ những cuộc gặp gỡ với một cố nhân, chàng trai sông Hương – NSƯT Đình Nghĩ bắt đầu có ý thức tìm hiểu nhạc lý truyền thống Tây Nguyên. Sau những chuyến đi tìm hiểu về các bon, buôn của người đồng bào dân tộc thiểu số dưới chân núi Lang Biang, ông đã cho ra đời rất nhiều tác phẩm nổi tiếng để đời.
NSƯT Đình Nghĩ.
NSƯT Đình Nghĩ.

*Xin ông cho biết vài nét về sự nghiệp âm nhạc của mình?

NSƯT Đình Nghĩ: Tôi sinh ra ở “cái nôi” nền nhã nhạc Cung Đình Huế (TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế) được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại. Từ nhỏ, tôi thường xem các nhạc công trình diễn trong các lễ tế, lễ thi, lễ lên ngôi… và được học bộ môn này. Nhờ có năng khiếu và đam mê học tập nên tôi được mời đi biểu diễn và học tiếp Nhã nhạc tại Trường Âm nhạc Huế.

Khi đất nước được thống nhất năm 1975, tôi được cử ra thủ đô Hà Nội học Khoa Nhạc cụ truyền thống và nhận bằng tốt nghiệp vào năm 1980.

NSƯT Đình Nghĩ - tác giả của ca khúc "Hoa Lang Biang" nổi tiếng.

NSƯT Đình Nghĩ - tác giả của ca khúc "Hoa Lang Biang" nổi tiếng.

Sau đó, tôi tạm biệt Sông Hương Núi Ngự vào đầu quân cho Đoàn Ca Múa Nhạc tỉnh Lâm đồng. Thời gian đầu, tôi biểu diễn nhạc cụ dân tộc, sau đó chuyển sang sáng tác rồi làm Giám đốc Đoàn Ca Múa Nhạc Lâm Đồng cho đến khi nhận sổ hưu.

Những năm tháng đó, tôi có rất nhiều chuyến đi thực tế, tìm hiểu sâu về văn hóa của các dân tộc ít người như: Quan sát người dân tộc thiểu số lao động, chơi thể thao, tổ chức các lễ hội, hát ru con, hát khấn thần, hát đố, hát đồng giao, hát kể sử thi, trữ tình đối đáp giao lưu tình yêu… Cũng từ cuộc sống và những điều bình dị diễn ra ở các buôn, làng khiến cảm xúc trào dâng trong tim tôi. Đó cũng là ngọn nguồn của rất nhiều ca khúc mà tôi sáng tác.

Các tác phẩm đã sáng tác

*Ngàn năm mây trắng

*Phố đào nguyên

*Con đường tình phiêu du

*Hoa Lang Biang

*Say trăng

*Mùa thu trong mưa

*Ru tình Đà Lạt

*Khoảng trời hoa nắng

*Ầu ở tiếng Việt

Ngoài việc dàn dựng nhiều chương trình cho Đoàn Ca Múa Nhạc Lâm Đồng mang bản sắc văn hóa các dân tộc trong tỉnh, tôi còn tham gia dàn dựng nhiều chương trình văn nghệ quần chúng ở các Hội diễn của tỉnh, khu vực và toàn quốc.

*Là thành viên Ban giám khảo Liên hoan “Tiếng hát Đại ngàn”, ông cảm nghĩ như thế nào khi đêm Chung kết Liên hoan được tổ chức tại TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng), nơi ông đã gắn bó cả đời là công chức với âm nhạc, nghệ thuật?

NSƯT Đình Nghĩ: Tôi cùng các thành viên Ban giám khảo Liên hoan “Tiếng hát Đại ngàn” đang công tác và nghỉ hưu tại TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) - nơi diễn ra đêm Chung kết Liên hoan kể trên rất tự hào vì Ban biên tập Báo PLVN và Ban Tổ chức Liên hoan đã chọn địa điểm này là 1 trong những nơi tìm kiếm ra những tài năng âm nhạc cho đất nước. Hằng năm, trên thành phố ngàn hoa thơ mộng đã diễn ra rất nhiều sự kiện văn hóa nhằm góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế như: Festival hoa Đà Lạt, Lễ hội cồng chiêng, Lễ cúng thần suối, Lễ hội văn hóa trà…

Nhóm giám khảo tại tỉnh Lâm Đồng đã có rất nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức các sự kiện kể trên nên trong năm 2021 diễn ra Liên hoan “Tiếng hát Đại ngàn”, chúng tôi nguyện cùng với cán bộ và đồng bào các dân tộc trong tỉnh làm hết sức mình để Liên hoan “Tiếng hát Đại ngàn” thành công tốt đẹp.

Các tác phẩm đã xuất bản và các giải thưởng về âm nhạc

NSƯT Đình Nghĩ, tên thật là Nguyễn Đình Nghĩ, sinh ngày 15/8/1958. Quê tại Thừa Thiên – Huế.

*Đã in tuyển tập và Album đồng tên “Hoa lang biang” do Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Lâm Đồng xuất bản.

*Năm 1996 nhận giải Khuyến khích về ca khúc của Hội Nhạc sĩ Việt Nam

Được tặng Huy chương vì sự nghiệp Văn học - Nghệ thuật,

*15 năm liền (2005- 2020) đạt Giải thưởng Hội Nhạc sĩ Việt Nam

*Năm 2018 được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú.

Đọc thêm